Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Doanh nghiệp nên chọn người phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Phóng viên: Hiện nay, không ít doanh nghiệp (DN) có xu hướng cắt giảm nhân sự. Ngược lại cũng có DN bỏ không ít chi phí thu hút người giỏi. Nhận định của ông về hiện tượng này?

 

– Ông Đỗ Thanh Năm: Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy sự thay đổi lớn về quan điểm kinh doanh và quản lý của DN VN. Vì thực tế, suy thoái chỉ tạm thời, trong một giai đoạn nhất định. Xét về tổng thể, trong thời buổi kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các DN thường thể hiện về mặt sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ… nhưng thực chất là cạnh tranh về con người vì mọi thứ đều do con người tạo ra. DN nào có người giỏi nắm được tri thức kỹ thuật, biết sáng tạo thì đứng ở thế chủ động. Vì vậy, nhiều DN VN đã xem việc thu hút và giữ chân người giỏi là quá trình đầu tư. 

Theo tôi, lúc khó khăn là thời điểm dễ thu hút người giỏi về với mình. Nếu thu hút người giỏi từ đối thủ cạnh tranh, sức mạnh của mình sẽ tăng lên, sức mạnh của đối thủ cạnh tranh giảm xuống.

– Theo ông, làm thế nào để DN  tuyển đúng người, tránh những rủi ro đáng tiếc? 

– Trước hết, DN phải xác định vị trí mà mình muốn tuyển dụng, vị trí đó quan trọng như thế nào với sự phát triển của DN và xác định con người mình cần: kiến thức, kỹ năng, tố chất… Sau đó, DN phải biết cách đánh giá đúng con người, nhận ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu, xem họ có thích hợp với vị trí mình muốn tuyển, thích hợp với những giá trị văn hóa mà công ty đề ra hay không. Trong quá trình tuyển dụng, lãnh đạo DN không nên nghe những lời đồn, những lời nói suông của ứng viên mà phải đánh giá bằng những phương pháp đúng. Với những vị trí quan trọng, thông qua những bữa cơm, đi chơi cùng nhau, trao đổi những chủ đề gián tiếp, trực tiếp… giúp lãnh đạo DN có cơ hội hiểu chính xác hơn về ứng viên.

– Để thu hút và giữ chân người giỏi, các DN hiện  đang áp dụng chiêu thức gì, thưa ông?

  Nhiều DN trong nước đã xây dựng lại chế độ lương, thưởng, chấp nhận trả một mức lương cao tương đương với DN nước ngoài để mời gọi được những nhân sự quản lý cấp cao về làm việc cho mình. Bên cạnh việc tạo môi trường làm việc thuận lợi, bổ nhiệm vào các vị trí then chốt, được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp tốt, trang bị phương tiện đi lại cho người được tuyển dụng… các DN trong nước còn sử dụng một “độc chiêu” để thu hút các nhà quản lý mới, đó là quyền được mua cổ phiếu ưu đãi. Chính sách này khá hữu dụng do tính hấp dẫn của cổ phiếu, đặc biệt trong thời kỳ cổ phiếu còn ở vị thế vàng son. Sự ràng buộc về thời gian được quyền sang nhượng cổ phiếu đã giúp DN giữ chân người giỏi trong một thời gian nhất định, vì phải sau vài năm, người giỏi mới được quyền bán lại cổ phiếu của mình.

Theo nld

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)