Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Doanh nghiệp ngại hợp tác đào tạo với trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Chỉ hơn 12% doanh nghiệp thường xuyên hợp tác với các đơn vị đào tạo trong vấn đề tham gia xây dựng chương trình, nhận sinh viên thực tập thực hành, ký kết đào tạo và tuyển dụng…
Sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng    /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Vì “bận” kinh doanh
Chưa có quy định cụ thể
Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến 2025 của Bộ LĐ-TB-XH cũng có đề xuất miễn thuế các hoạt động đào tạo do doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của chính doanh nghiệp hoặc cho xã hội; đưa ra chính sách để doanh nghiệp tham gia tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo. Doanh nghiệp nào không tham gia đào tạo phải đóng kinh phí khi tuyển dụng lao động có bằng cấp chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp theo hình thức quỹ phát triển giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào

Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết trong thời gian qua, mặc dù việc hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp được đẩy mạnh, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với trường học chỉ chiếm 41,5%; trong đó 12,3% có hợp tác thường xuyên với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Gần 60% còn lại không có bất kỳ hoạt động hợp tác nào với các trường nghề.

Lý giải về điều này, ông Phan Châu Tuấn, Trưởng phòng Huấn luyện nhân sự, Công ty khuôn mẫu chính xác Lập Phúc, cho rằng: “Không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nhìn ra tầm quan trọng của việc liên kết hợp tác với các đơn vị đào tạo. Trước đây chúng ta vẫn nghĩ trường học mới cần doanh nghiệp, nhưng ngày nay quan điểm đó cần được thay đổi. Doanh nghiệp cũng rất cần trường học, vì đó là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực ổn định cho doanh nghiệp. Hai bên hợp tác mới có thể có được nguồn nhân lực chất lượng”.
Theo ông Tuấn, bên cạnh nguyên nhân đó, một phần có những doanh nghiệp nhỏ nên không có đủ điều kiện để tổ chức tiếp nhận sinh viên đến thực hành, thực tập. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại chỉ lo sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận nên cho rằng việc liên kết hợp tác với các trường sẽ gây “phiền phức, mất thời gian”, thậm chí không muốn có người ngoài vào vì sợ lộ bí mật công nghệ.
Tiến sĩ Phạm Văn Tài, Trưởng khoa Thương mại quốc tế, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cũng nhìn nhận: “Rất nhiều doanh nghiệp bận bịu với công việc kinh doanh nên không mặn mà lắm với lời đề nghị hợp tác của các trường ĐH, CĐ. Họ cũng không muốn người lạ vào công ty mình vì sợ lộ bí mật. Tuyển dụng thì họ có thể tự đăng thông tin, rồi có được ai thì tuyển người đó. Các doanh nghiệp nhà nước lại càng không có nhu cầu hợp tác đào tạo nhân lực cho họ vì họ nhận người vào còn không hết. Do đó, việc hợp tác này vẫn đều phải do các trường chủ động tới đặt vấn đề với doanh nghiệp, thuyết phục lãnh đạo”.
“Đào tạo lại” nếu không hợp tác
Tình trạng sinh viên tốt nghiệp khi đi làm doanh nghiệp phải “đào tạo lại” chính một phần là do thiếu sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp. Để đỡ mất thời gian, để tuyển dụng được những nhân sự có thể làm việc ngay cho mình thì không có cách nào tốt hơn là doanh nghiệp chủ động phối hợp với các trường ĐH, CĐ để cùng đào tạo.
Tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex, chia sẻ: “Thời gian gần đây, doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng đúng người, đúng việc, không tốn thời gian, đã bắt đầu quan tâm đến việc hợp tác với trường học. Mấu chốt nhất trong mối quan hệ này chính là giải quyết được cung – cầu”.
Bà Hồng Ngọc, Công ty công nghệ in Allance, thông tin doanh nghiệp tuyển dụng ở nhiều nguồn nhưng trong thời gian tới sẽ xúc tiến hợp tác với một số trường ĐH, CĐ để có được nguồn cung ổn định cho một số vị trí công việc khó tuyển.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tấn, Công ty Hyosung VN, cho biết: “Chúng tôi đang có quan hệ với hơn 10 trường ĐH, CĐ, để hợp tác trong các ngành cơ khí, tiện, công nghệ ô tô… Trường học chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động nên chúng tôi rất muốn phát triển mối quan hệ này để việc tuyển dụng được dễ dàng hơn và đỡ phải đào tạo lại”.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, nguồn nhân lực sẽ chất lượng hơn nhờ vào sự liên kết, hợp tác này. “Ngoài việc đầu tư hỗ trợ cho nhà trường, các doanh nghiệp còn phải tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, mà hình thức phổ biến và hiệu quả nhất là “đặt hàng” đào tạo, để sản phẩm đào tạo đến được đúng địa chỉ sử dụng”, ông Lâm chia sẻ.
Mỹ Quyên/TNO

 

Bình luận (0)