Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo xu hướng… giải thể

Tạp Chí Giáo Dục

Cục Phát triển DN (Bộ KHĐT) vừa công bố dự thảo kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011 – 2015.

Theo số liệu mới nhất của Cục Phát triển DN, nếu như giai đoạn 2006 – 2009 DNNVV nước ta có xu hướng năm sau cao hơn năm trước về số lượng DN mới thành lập (đỉnh cao là năm 2009 với gần 85.000 DN) thì từ 2010 trở đi xu hướng này có dấu hiệu chững lại. Đỉnh điểm là 9 tháng đầu năm 2011 lượng DNNVV thành lập mới giảm hẳn. Trước đó, Bộ KHĐT cũng công bố con số gây choáng là đã có hơn 48.700 DN giải thể và ngừng đăng ký thuế (cao hơn 20% so với cùng kỳ) do không thể bám trụ được cơn “bĩ cực” của lạm phát. Điều đáng nói là phần lớn đối tượng DN phá sản rơi vào quy mô nhỏ và vừa.

Hầu hết các ý kiến góp ý dự thảo tại buổi làm việc hôm 11.11 đều cho rằng thật khó bàn giải pháp phát triển cho DNNVV nếu những khó khăn hiện tại chưa được giải quyết thỏa đáng. Một trong những nhu cầu cấp bách là giải quyết hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho các DN đang khó khăn về vốn sản xuất có điều kiện vay vốn duy trì sản xuất.

Ông Tô Hoài Nam – Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV – nhận định, sản xuất của khoảng 70% DN thuộc hiệp hội sẽ tiếp tục đà đình trệ nếu vẫn chưa khắc phục được những khó khăn hiện tại như tiếp cận vốn, giải quyết hàng tồn kho, duy trì lợi nhuận… “Lãi suất cho vay dù giảm còn 17 – 19% nhưng DNNVV vẫn khó tiếp cận, có tiếp cận được thì số lượng DN cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay” – ông Nam nói. Trong khi đó, mục tiêu tổng quát của giải pháp phát triển DNNVV do Cục Phát triển DN đưa ra là đến năm 2015 có khoảng 450.000 DN thành lập mới, tỉ lệ DN trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt 10 – 12%, đóng góp 30% GDP và tạo thêm 4 triệu việc làm.

Dương Hà

Theo Lao Động

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)