Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Doanh nghiệp thiếu đơn hàng: Người lao động lao đao

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thc trng nhiu doanh nghip b st gim đơn hàng, phi ct gim gi làm, thm chí đóng ca nhà máy khiến nhiu công nhân mt vic, cuc sng bp bênh. Qua tng hp ca S Lao đng – Thương binh & Xã hi (LĐ-TB&XH) TP.HCM, t đu năm 2022 đến nay, toàn TP có 26 doanh nghip thông báo cho ngưi lao đng thôi vic vì lý do thay đi cơ cu, công ngh hoc vì kinh tế vi 2.844 ngưi mt vic trên tng s 14.861 lao đng…


Đu tháng 12 ti, hơn 1.800 công nhân Công ty TNHH T Hùng (qun Bình Tân) s phi ngh vic do không có đơn hàng

“Chân trong, chân ngoài” đ có miếng ăn

Nhiều tháng nay, cứ khoảng 4 giờ chiều mỗi ngày, chị Trần Trà My bắt đầu nghề tay trái – bán trái cây (ổi, chuối, cam…) trước cổng Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân).

“Cứ 4 rưỡi chiều, công nhân tan ca cùng lúc, ồ ạt ra về trong vòng 15 phút nên tôi phải tranh thủ bán. Hôm nào công nhân mua nhiều thì tôi bán được 5-6kg ổi, 4-5 nải chuối, trừ mọi chi phí cũng được 30-40 ngàn đồng tiền lời”, chị My chia sẻ.

3 năm nay, chị My (44 tuổi, quê Trà Vinh) nấu ăn cho công nhân tại Công ty TNHH TM Fu Chun (quận Bình Tân). Từ đầu năm đến nay, công ty giảm đơn hàng, công nhân giảm giờ làm, không tăng ca nên chị My cũng giảm ca nấu cơm chiều.

“Lúc trước công nhân tăng ca, tôi tăng ca nấu cơm chiều, mỗi tháng được thêm hơn 2 triệu đồng. Hiện tại chỉ nấu mỗi buổi trưa nên được nhận khoảng 5 triệu đồng/tháng. Nếu không bán trái cây sẽ không đủ tiền trang trải chi tiêu ăn uống, phòng trọ, điện nước, chăm lo con cái…”, chị My tâm tư.

Hoàn cảnh của chị My tuy có khó khăn nhưng vẫn may mắn hơn nhiều người lao động khác vì dù gì chị vẫn còn việc để làm, vẫn có lương để lãnh. Chị Thái Thị Bé (quê Vĩnh Long) – công nhân may Công ty TNHH Tỷ Hùng – là một ví dụ. Chị và nhiều công nhân của công ty này sẽ phải thất nghiệp vào đầu tháng 12 tới. Ngày công ty thông báo, chị Bé không khỏi bất ngờ và lo lắng vì thời gian tới chưa biết làm gì để lo cho cuộc sống, lo cho con cháu…

“Công ty thông báo do không có đơn hàng, phải thu hẹp quy mô sản xuất nên tôi và hơn 1.800 công nhân khác phải nghỉ việc. Tiếp nhận thông tin này tôi rất bất ngờ và buồn vì bản thân đã gắn bó với công ty hơn 9 năm. Tôi đã lớn tuổi, chưa biết thời gian tới sẽ tìm công việc gì để làm”, chị Bé tâm sự.

Mấy ngày này, chị Bé vừa làm ở công ty vừa nhận may gia công sau giờ tan ca để tăng thu nhập.

Đm bo quyn li ca ngưi lao đng

Theo Sở LĐ-TB&XH TP, do ảnh hưởng từ biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị bất ổn ở một số nước châu Âu, một số doanh nghiệp gia công giày da, may mặc xuất khẩu gặp khó khăn, đơn hàng bị thiếu hụt buộc phải sắp xếp, tổ chức lại, giảm lao động như Công ty TNHH Việt Nam Samho (huyện Củ Chi), Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân)… Mặt khác, để ứng phó với khó khăn, một số doanh nghiệp đã sắp xếp lại thời giờ làm việc hợp lý với nhu cầu sản xuất như không tăng ca, cho người lao động nghỉ thêm thứ bảy hàng tuần… nhằm giữ chân người lao động để có đủ nguồn nhân lực khi có các đơn hàng mới.

Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP – cho biết, ngay khi nhận tin doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm lao động, sở đã cử cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP và các phòng nghiệp vụ phối hợp với Liên đoàn Lao động TP làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp, công đoàn cơ sở để nghe ý kiến về các khó khăn trong sản xuất; tình hình sử dụng lao động; phương án giảm lao động; nguyện vọng của người lao động từ đó kịp thời tham vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, công đoàn cơ sở. Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH còn làm việc trực tiếp với các quận, huyện, TP.Thủ Đức để nắm tình hình cụ thể, chủ động nắm bắt cơ sở và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm ổn định tình hình lao động – việc làm, quan hệ lao động, kết nối nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu làm việc tại các địa phương.

Bên cạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho doanh nghiệp giảm lao động thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động, Sở LĐ-TB&XH TP đã nhanh chóng hỗ trợ, kết nối để người lao động sớm có chỗ làm mới ổn định đời sống thông qua việc tổ chức các sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh hoạt động tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm.

“Đơn cử Công ty TNHH Tỷ Hùng đang tổ chức các công việc liên quan đến chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật. Sở tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm Xã hội TP rà soát lại các doanh nghiệp còn nợ đọng bảo hiểm xã hội và có khả năng gián đoạn đơn hàng để có kế hoạch xử lý kịp thời”, ông Lâm cho biết thêm.

T đu năm đến nay, TP.HCM có 26 doanh nghip phi cho gn 2.850 ngưi lao đng ngh vic. T nay đến cui năm, cũng có vài doanh nghip cho hàng ngàn công nhân ngh vic không lương. Tình hình này không ch din ra  TP.HCM mà  nhiu tnh, thành trong c nưc…

Song song với các phương án hỗ trợ, chăm lo cho lao động bị nghỉ việc, TP.HCM còn tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm, kịp thời đáp ứng cung – cầu lao động. Dự kiến, nhu cầu tuyển dụng trong những tháng cuối năm của TP là 43.000 lao động. Lượng lao động cần tuyển dụng thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng để phục vụ dịp lễ, Tết.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp cần tiếp tục chăm lo đời sống cho công nhân tốt hơn.

Bà Thanh Nguyễn – Giám đốc điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc Anphabe – cho rằng: “Mỗi người đi làm mang theo tất cả lo lắng trong cuộc sống đến công sở, nên cách tiếp cận tốt nhất hiện nay là chăm lo toàn diện cho nhân viên. Tôi tin rằng, công ty nào thể hiện rõ sự quan tâm tới người lao động sẽ thu hút tốt nhân lực. Ngược lại nhân viên cũng sẽ chăm lo tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp đó”.

Khảo sát của Anphabe với gần 100 doanh nghiệp lớn ở 20 ngành nghề chính cho thấy, chỉ có 15% doanh nghiệp chọn an sinh cho nhân viên vào nhóm ưu tiên chiến lược hàng đầu trong năm 2023, đứng thứ 9 sau nhiều ưu tiên chiến lược khác. Trong khi đó, xu hướng chung từ các doanh nghiệp cấp tiến cho thấy an sinh cho người lao động ngày nay không đơn giản là cung cấp vài phúc lợi nhỏ mà phải trở thành chiến lược lâu dài.

Bà Thanh Nguyễn dẫn chứng, mặc dù tình hình kinh doanh năm nay vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp cải thiện thu nhập của nhân viên tốt hơn khá nhiều. Cụ thể, tính tới tháng 9-2022, có 56% người lao động được tăng lương, 38% giữ nguyên, chỉ có 6% bị giảm lương hoặc thu nhập không ổn định. Tuy các con số này chưa phải là cao so với những năm bình thường nhưng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam khi năm 2021 chỉ có 35% người lao động được tăng lương; số bị giảm lương, lương không ổn định lên tới 15%.

Minh Phương

Bình luận (0)