Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Doanh nghiệp Việt Nam: Cần nhanh chóng xây dựng sức mạnh nội lực và chủ động hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh thế gii đy biến đng và bt đnh, nn kinh tế Vit Nam đang đng trưc áp lc chuyn mình sâu sc. T s ph thuc ln vào xut nhp khu, đu tư nưc ngoài cho đến cu trúc doanh nghip thiếu liên kết ni ti, tt c đu đang bc l nhng đim nghn c hu. Tuy nhiên, theo giáo sư (GS) kinh tế Trn Văn Th – Đi hc Waseda (Nht Bn), chính nhng biến đng y li m ra mt cơ hi quý giá đ Vit Nam tái cu trúc nn kinh tế, xây dng sc mnh ni lc và ch đng hi nhp.

GS.Trần Văn Thọ

Khi doanh nghip trong nưc xut khu rt hn chế

Việt Nam hiện có tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP lên đến 180% – một con số chỉ phù hợp với các quốc gia có dân số nhỏ như Singapore. GS. Trần Văn Thọ cho rằng đây là một dấu hiệu cảnh báo rõ rệt về sự thiếu vững chắc trong nền tảng kinh tế nội địa. Trong khi xuất khẩu chiếm tới 90% GDP thì khối doanh nghiệp trong nước lại đóng góp rất hạn chế.

Đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 50% sản lượng công nghiệp của Việt Nam. Điều này phản ánh mức độ lệ thuộc cao vào khu vực bên ngoài, đồng thời cho thấy sự thiếu phát triển của doanh nghiệp trong nước cả về quy mô lẫn năng lực công nghệ. Trong số hơn 200.000 doanh nghiệp công nghiệp hiện nay chỉ có khoảng 3.500 đơn vị tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Tình trạng nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc để lắp ráp rồi xuất sang Mỹ hình thành nên mô hình “tam giác Thái Bình Dương” đầy rủi ro. Ba nền kinh tế này chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam, khiến nền kinh tế trở nên mong manh trước các cú sốc chính trị và kinh tế toàn cầu.

GS Thọ nhận định: “Chúng ta buôn bán với hàng trăm nước nhưng lại quá tập trung vào một vài đối tác lớn. Khi một mắt xích trong chuỗi này đứt gãy, toàn bộ nền kinh tế bị kéo theo”.

Trước thực trạng đó, GS. Thọ đề xuất một chiến lược tái cấu trúc sâu rộng, khởi đầu từ hệ thống doanh nghiệp trong nước, được phân chia thành ba nhóm: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực kinh tế phi chính thức.

Đối với doanh nghiệp lớn, Nhà nước cần có cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm xác lập tầm nhìn chung về định hướng phát triển trong 5-10 năm tới. Cần xác định rõ các ngành mục tiêu, từ đó đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D). Việt Nam hiện chỉ chi 0,7% GDP cho R&D – mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương. Mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 2% vào năm 2030 sẽ rất khó nếu không có chính sách hỗ trợ quyết liệt.

Với doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề không chỉ nằm ở vốn mà còn là thiếu kỹ năng lập dự án và nghiên cứu thị trường. Nhà nước cần có hệ thống tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ tiếp cận vốn hiệu quả. Các “Sách trắng doanh nghiệp” có vai trò như một công cụ định hướng, giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh bài bản hơn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được hỗ trợ để lớn mạnh. Ảnh: H.Tr

Riêng với khu vực kinh tế phi chính thức, mục tiêu quan trọng là giúp họ chuyển đổi thành các đơn vị có tổ chức, đủ điều kiện phát triển bền vững. Điều này không chỉ giúp tăng cường năng lực sản xuất trong nước mà còn giảm bớt tình trạng lao động không chính thức, thiếu bảo hiểm và quyền lợi.

GS. Thọ cho hay, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan đều có hệ thống chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hiệu quả. Tại Nhật Bản, mỗi năm Bộ Kinh tế đều phát hành một cuốn “Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa”, thể hiện sự thấu hiểu và đồng hành thực chất của chính quyền với khối doanh nghiệp này. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi mô hình này.

Cn đi ngũ công chc chuyên nghip

Để những chính sách kể trên thực sự đi vào cuộc sống, điều kiện tiên quyết là phải có đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp. GS. Thọ cho rằng, chính sự thiếu năng lực lập chính sách và thực thi chính sách của một bộ phận công chức hiện nay đã kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam nên tổ chức kỳ thi tuyển công chức hành chính hằng năm như Nhật Bản. Tại đó, thí sinh không chỉ cần hiểu biết về luật pháp, kinh tế mà còn phải nắm vững lịch sử, văn hóa, triết học để có cái nhìn toàn diện. Việc đào tạo phải đi đôi với luân chuyển định kỳ, cập nhật kiến thức, mở rộng giao lưu quốc tế. Đặc biệt, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này cũng cần được cải thiện để tránh nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Như ở Nhật Bản, các công chức hành chính được đào tạo tại các đại học hàng đầu, sau đó được cử đi học tập thêm ở nước ngoài và làm việc trong môi trường minh bạch, hiệu suất cao. Cụ thể, một đơn vị phụ trách doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật, họ không chỉ làm nhiệm vụ quản lý mà còn là chuyên gia tư vấn, giúp doanh nghiệp sửa đổi dự án để đủ điều kiện vay vốn. Sự chuyên sâu đó làm tăng hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro cho cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước.

Câu chuyện của Công ty May thêu giày An Phước là minh chứng rõ nét cho thấy nếu có chiến lược đúng đắn và tinh thần cầu thị, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể thành công khi hợp tác với đối tác quốc tế. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ với 40 công nhân, An Phước đã dần mở rộng quy mô, hợp tác sâu với đối tác Nhật Bản. Nhờ được đào tạo bài bản từ kỹ năng nhân sự đến kỹ thuật, công ty hiện nay đã có hơn 5.000 lao động, thị trường nội địa chiếm hơn 50% doanh số, định vị phân khúc trung và cao cấp.

Trước những biến động từ thương chiến Mỹ – Trung, sự phụ thuộc vào một vài thị trường lớn và làn sóng đầu tư dịch chuyển, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội hiếm có để tái cấu trúc nền kinh tế. GS. Thọ khẳng định: “Nếu không tận dụng thời cơ này, chúng ta sẽ tiếp tục bỏ lỡ như đã từng nhiều lần trong quá khứ”.

Việt Nam đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), song việc tận dụng vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần phân tán thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN, Ấn Độ, EU; đồng thời tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thay thế cho Trung Quốc, Hàn Quốc để giảm rủi ro.

Tăng cường năng lực nội tại, xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên sâu, hỗ trợ doanh nghiệp đúng cách – đó là ba trụ cột để nền kinh tế Việt Nam có thể vững vàng hơn trước các biến động toàn cầu. Đây không chỉ là thách thức mà là cơ hội có một không hai để Việt Nam thay đổi tận gốc cấu trúc phát triển…

Thy Phm

Bình luận (0)