Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Doanh nghiệp Việt: Phải đổi mới để giữ vững thị trường “sân nhà”

Tạp Chí Giáo Dục

Doanh nghiệp Việt: Phải đổi mới để giữ vững thị trường “sân nhà” - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Doanh nghiệp Việt: Phải đổi mới để giữ vững thị trường “sân nhà” Audio

Sc ép t hàng ngoi nhp gia tăng cùng vi chính sách thuế quan ca M đã khiến doanh nghip (DN) Vit Nam gp không ít khó khăn. Đ gi vng “sân nhà” và nâng cao năng lc cnh tranh, các DN ni đa phi tăng tc đi mi công ngh, đu tư cht lưng sn phm và m rng kênh phân phi hin đi, to đà phát trin bn vng.

Với 100 triệu dân, doanh nghiệp Việt cần hiểu tâm lý người tiêu dùng trong nước để giữ vững thị trường “sân nhà”

Tăng tc đi mi

Ông Lê Trường Sơn – Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op – cho hay, thị trường bán lẻ nội địa hiện có quy mô khoảng 180 tỷ USD và dự báo sẽ chạm mốc 350 tỷ USD vào cuối năm 2025. Điều này không chỉ mở ra cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ mà còn là thời điểm quan trọng để hàng Việt khẳng định vị thế ngay tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, sức ép từ hàng ngoại nhập đang tăng mạnh; sự bùng nổ của hàng giá rẻ ngoại nhập với mẫu mã đa dạng, giá thành cạnh tranh và hệ thống phân phối xuyên biên giới đang đặt ra thách thức không nhỏ cho hàng Việt.

Theo ông Sơn, để giữ vững “sân nhà” và nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN nội địa cần tăng tốc đổi mới công nghệ, đầu tư chất lượng sản phẩm và mở rộng kênh phân phối hiện đại. Đồng thời, cần tận dụng sức mạnh tiêu dùng nội địa để tạo đà phát triển bền vững.

“Chúng tôi định hướng tập trung các giải pháp để giúp hàng hóa của DN trong nước ngày càng phát triển, tiếp tục xuất hiện trên các kệ hàng của hệ thống phân phối, duy trì tỷ lệ khoảng 95% hàng nội. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết vùng, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để từ đó đưa hàng vào chuỗi cung ứng, phân định vùng nào sản xuất hàng gì. Chúng tôi cũng tăng cường đầu tư và áp dụng các giải pháp công nghệ, số hóa, chuyển đổi công nghệ… đưa hàng hóa tiếp cận đúng nhu cầu khách hàng”, ông Sơn chia sẻ.

Ông Trần Văn Chín – Chủ tịch Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B AROBID – cho rằng, để mở rộng thị phần, thị trường có rất nhiều giải pháp; trong đó có mô hình triển lãm số trên nền tảng thương mại điện tử B2B, các gian hàng chốt hợp đồng trên sàn. Khi cộng đồng DN tham gia trên sàn B2B thì có cơ hội mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Với cách này không chỉ giúp cộng đồng DN trong nước phát huy nội lực mà còn mở rộng thị trường ở nước ngoài qua sàn B2B.

“Hiện Việt Nam có 95% DN nhỏ và vừa. Tới đây các hộ kinh doanh thành lập DN, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho họ mở tài khoản trên sàn và miễn phí trọn đời. Đó là những thúc đẩy thực tiễn nhất của chúng tôi dành cho cộng đồng DN”, ông Chín chia sẻ.

Đi theo ngưi tiêu dùng

Ông Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam – nhận định, xu hướng cá nhân hóa sản phẩm và mua sắm đa kênh đang nổi lên. Một khảo sát cho thấy, 97% người tiêu dùng chia sẻ thích được cá nhân hóa, bất chấp lo ngại về tính riêng tư; 65% người tiêu dùng cho rằng một sản phẩm hay dịch vụ cần phải được cung cấp ở tất cả các kênh khác nhau. Đối với sản phẩm về sức khỏe, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua những sản phẩm xanh, tốt cho sức khỏe. 74% khách hàng cho biết sẵn sàng trả giá cao hơn tới 20% để mua các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.

“Chúng ta không thể đạt được tăng trưởng nếu không có việc đổi mới sáng tạo. Do vậy, chúng ta phải đổi mới, hiểu khách hàng để có cách tiếp cận phù hợp”, ông Đức nói.

Ông Lê Duy Cường – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mỹ phẩm Sài Gòn SCC – nhìn nhận, người tiêu dùng hiện tại, nhất là giới trẻ, thay đổi nhiều và rất khác so với truyền thống, đặc biệt là trải nghiệm cá nhân hóa. Hiện nay các sản phẩm được mua theo cá nhân nên DN phải thấu hiểu để điều chỉnh cho phù hợp. Người tiêu dùng trẻ rất thông minh, quan tâm sự minh bạch trong tuyên bố chất lượng, thương hiệu tốt, thân thiện bền vững. Người tiêu dùng sẽ căn cứ vào những tiêu chí đó để quyết định mua sắm, chứ không cần biết là DN trong hay ngoài nước. Vì thế, DN nhìn vào người tiêu dùng là chính, chinh phục trái tim của người tiêu dùng chứ không cần đặt nặng về đối thủ. DN Việt phải hiểu người tiêu dùng Việt thay vì để các thương hiệu nước ngoài hiểu người tiêu dùng và tiếp cận đến từng cá nhân.

“SCC đã chạm được trái tim của người tiêu dùng nhờ chất lượng và nhờ chạm vào tự tôn dân tộc, nhấn mạnh vào bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Các kênh truyền thống và hiện đại phải được kết hợp với nhau một cách hài hòa, hiệu quả. Chúng ta đi theo người tiêu dùng chứ không phân mảnh, phát triển công nghệ thông tin để DN vừa và nhỏ có thể tự tin chiếm được trái tim của người tiêu dùng, không e ngại trước các ông lớn nước ngoài”, ông Cường chia sẻ.

Đnh v li th trưng mc tiêu

Ông Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho biết, Việt Nam đang đối mặt với áp lực không chỉ về thuế đối ứng mà còn có các yếu tố địa chính trị. Trong bối cảnh thương mại lệch pha, nghi ngờ trung chuyển và cạnh tranh từ các quốc gia khác, thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ dễ gây áp lực chính trị – thương mại, biến động tỷ giá, hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ ảnh hưởng niềm tin thị trường. Trước thực trạng trên, DN cần chủ động nâng cao năng lực tuân thủ và truy xuất nguồn gốc. DN cần phân loại thị trường xuất khẩu quan trọng như: thị trường bảo hộ cao (Mỹ, EU); thị trường tiềm năng (Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi); thị trường ngách (phân khúc chọn lọc, có điều kiện, dung lượng không lớn nhưng giá trị gia tăng tốt)… Bên cạnh đó, DN cần định vị lại thị trường mục tiêu.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho hay, dù chỉ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng TP.HCM luôn xác định đây là thị trường quan trọng do tính dẫn dắt hành vi tiêu dùng và chuỗi cung ứng toàn cầu. DN cần tìm cách phát huy các FTA (Hiệp định thương mại tự do), đồng thời tiếp tục phát huy những lợi thế từ các hiệp định này và tham mưu trở lại để có chính sách tốt hơn. Ngoài ra, DN cần thúc đẩy khai thác lợi thế của thị trường trong nước – 100 triệu dân với sức mua ngày càng tăng là thị trường lớn. DN phải xem thị trường trong nước là rất quan trọng để đầu tư, đổi mới phù hợp với tình hình…

Song Hu

Bình luận (0)