Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Doanh nghiệp VN lạc quan về kinh tế năm 2011

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

62% doanh nghiệp tại VN cảm thấy lạc quan về nền kinh tế nước nhà trong năm 2011, so với trung bình toàn cầu là 23% và cao hơn châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) ở mức 50%.
Đây là kết quả có được từ báo cáo kinh doanh toàn cầu của Grant Thornton về dự báo trong năm 2011. Cùng với kết quả cuộc thăm dò mang tên “Tiếng nói của người dân” do Viện thăm dò BVA của Pháp thực hiện, báo cáo cho thấy sự lạc quan không chỉ có ở người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp VN cũng có cái nhìn đầy triển vọng về nền kinh tế trong năm 2011.


Mặc dù khó khăn kinh tế toàn cầu nhưng tiêu dùng

trong nước vẫn có mức tăng khá

Ông Ken Atkinson, tổng giám đốc Grant Thornton VN, cho rằng 62% là một kết quả khả quan. Mặc dù lạm phát và lãi suất tăng cao được cho là yếu tố đã tác động đến mức độ lạc quan tại VN. “Tuy có sự giảm sút về chỉ số lạc quan, các doanh nghiệp VN tiếp tục hướng đến cái nhìn dài hạn” – ông Atkinson cho biết.
Báo cáo cũng cho thấy việc các chủ doanh nghiệp chỉ nghĩ đến những mức độ đầu tư tương đối trong năm 2011 nhưng VN lại là một ngoại lệ trong xu hướng chung khi 41% doanh nghiệp VN được khảo sát muốn tăng đầu tư vào R&D (trung bình toàn cầu 25%), 34% là dành cho máy móc thiết bị và nhà máy (trung bình toàn cầu 35%) và có đến 78% chú trọng vào đầu tư nguồn nhân lực so với toàn cầu chỉ ở mức 29%. Những thay đổi được cho là mang tính chiến lược.
Những năm gần đây thế giới tập trung vào các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên. qua kết quả khảo sát phần nào khẳng định về một bước tiến rộng hơn của các nền kinh tế tại châu Á và châu Mỹ Latin với khả năng cạnh tranh cao và mức dự báo tăng trưởng nhanh trong năm 2011.
Nguồn TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)