Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Mong ước một vị lãnh đạo đất nước xuất thân là doanh nhân

Tạp Chí Giáo Dục

“Trong tôi luôn cháy bỏng ước mơ một ngày không xa, chúng ta sẽ có một trong những nhà lãnh đạo đất nước xuất thân từ doanh nhân. Điều đó rất có lợi cho công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh” – doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều Canada, ông chủ của 4 doanh nghiệp lớn tại quê nhà tâm sự.

Vào những ngày này năm ngoái (7/11/2006), một tin vui đã làm nức lòng nhân dân cả nước: Việt chính thức gia nhập WTO. Thời gian một năm không phải là dài nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn bởi đây là thời điểm chuyển mình vươn ra với thế giới của dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử.

Giờ đây đã đến lúc phải ngồi “tính sổ” xem 365 ngày qua, chúng ta đã làm được những gì và những gì chưa làm được. Và điều quan trọng hơn, chúng ta cần phải làm gì trong những năm tới để đạt được những thành tựu to lớn hơn, đặc biệt là trong việc thu hút vốn đầu tư của những người Việt ở nước ngoài.

Phóng viên báo Dân trí đã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc – Việt kiều Canada, ông chủ của 4 doanh nghiệp đang làm ăn khá thành công tại quê nhà.

Hàng loạt chính sách được thay đổi

Hiện đang có một làn sóng đầu tư mới đang đổ vào Việt trong đó xuất hiện nhiều công ty, tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Thế nhưng lại có rất ít doanh nhân là người Việt ở nước ngoài về đầu tư ở quê hương. Tại sao vậy, thưa ông?

Trước hết, về việc nhiều nhà đầu tư lớn vào Việt thời gian qua là do việc Việt gia nhập WTO mà cùng với nó là một loạt các chính sách về kinh tế và các lĩnh vực khác đang có những đổi thay đáng kể. Nghĩa là bước đầu, chúng ta đã có ý thức hoà đồng với luật pháp quốc tế và những cam kết hay nói cách khác, chúng ta đang tìm lại một xã hội bình thường sau những năm tháng không bình thường.

Thứ hai, Việt là thị trường mới, một mảnh đất chưa được “khai khẩn” nhiều nên luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Thứ ba, do nền kinh tế hầu như chưa có gì đáng kể nên chỉ các tập đoàn kinh tế lớn mới có đủ tiềm lực để đầu tư cả chiều sâu, chiều rộng và dài hơi.

Ông chưa trả lời tôi là tại sao bà con Việt kiều chưa hào hứng trong việc đầu tư về quê hương?

Tôi nghĩ có thể có nhiều lý do mà trước hết, tiềm lực kinh tế của người Việt ở nước ngoài theo đánh giá của tôi cũng chưa được là bao. Có lẽ chỉ thời gian gần đây, bà con ta mới nổi lên một chút chứ trước đây nhìn chung là nghèo.

Thứ hai về chính sách đối với kiều bào vẫn chưa có sự nhất quán pháp lý, giữa chính sách và thực thi chính sách. Xin đơn cử là Nghị định 36 về việc cho Việt kiều mua nhà được ban hành đã 3 năm, nhưng số người được thừa hưởng những ưu đãi của Nghị định này thực tế đến nay là rất ít.

Và thứ ba, vốn lớn nhất mà bà con ta ở nước ngoài có được là tri thức thì với cách dùng người hiện nay, hình như tri thức vẫn là mặt hàng ít được coi trọng nhất.

Nghĩa là trọng người có tiền hơn người có tài?

Đúng vậy.

Thế nhưng trong thực tế, các văn nghệ sĩ, nhà khoa học có vẻ đã tìm thấy ở quê hương một chỗ dựa tin cậy thì hình như giới doanh nhân vẫn còn có nhưng e dè. Vì sao vậy?

Nguyễn Hoài Bắc sinh năm 1958 tại Tứ Kỳ, Hải Dương. Năm 1987, sang định cư ở . Năm 1988, học Đại học Quản trị kinh doanh phân hiệu Cambrit . Hai năm sau, Bắc bỏ học đi thành lập công ty và năm 1992, về Việt đặt mối quan hệ làm ăn. Hiện Nguyễn Hoài Bắc là Chủ tịch HĐQT và cổ đông chính của 4 doanh nghiệp: Công ty TNHH Canada Home Deco Corp chuyên sản xuất chăn, ga, gối, nệm với 150 công nhân và hơn 40 đại lý trên toàn quốc. Công ty Cổ phần PT&T Đại Sơn trong đó nổi bật là trường Trung cấp nghề Việt – Mỹ với số vốn đầu tư 11 triệu USD. Công ty liên doanh IQLinks sản xuất điện thoại cố định không dây và điện thoại di động. Công ty Cổ phần Cao su Hoà Lâm tại Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích 6.500 ha cao su.

Có lẽ tại doanh nhân hay đa nghi chăng? (cười). Mà nếu có điều đó thì cũng đúng thôi, bởi với văn nghệ sĩ hay nhà khoa học khi về nước, họ chỉ đem theo một cái vali, nếu có “mệnh hệ” gì thì chỉ xách vali đi là xong. Còn với một doanh nhân, họ đi đến đâu là máy móc, phương tiện, nhà xưởng, tiền của, thương hiệu… đi đến đó nên mọi việc phải chắc như đinh đóng cột thì họ mới dám làm. Trong khi đó, có những vấn đề của lịch sử mà không phải ngày một, ngày hai là giải quyết xong được nên có lẽ cũng đành phải chờ đợi vậy.

Sự bất nhất làm nản lòng nhà đầu tư

Vừa rồi trên một số báo chí, ông có những phản ứng khá gay gắt về sự thiếu nhất quán tại Hải Dương nơi ông đang đầu tư. Chuyện đó thế nào và kết quả đến đâu rồi?

Hiện tôi có một số dự án đang đầu tư tại Hải Dương mà một trong số đó là thành lập Cty TNHH Canada Home Deco chuyên sản xuất chăn ga, gối, nệm.

Trong Quyết định thành lập số 23/GP-HD ngày 05/9/2002 có ghi rõ sau 7 năm kể từ ngày đi vào hoạt động mới thu thuế thuê đất được tính là 0,16 USD/m2/năm và sau chu kỳ 5 năm có thể tăng hoặc giảm nhưng không vượt quá 15% so với quyết định ban đầu. Thế nhưng ngày 22/8 vừa qua, Sở Tài chính lại ra Quyết định số 175/QĐ-STC yêu cầu kể từ ngày 1/1/2006, Công ty phải trả 10.789 đồng/m2/năm.

Tôi đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng cũng như một số phương tiện thông tin đại chúng và kết quả là ngày 17/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 1329/TTg-NN chỉ đạo các dự án thuê đất đã được bàn giao trước 1/1/2006 được phép tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều chỉnh giá đất theo giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên kiểu làm ăn bất nhất ở Hải Dương và cả một số các địa phương khác rất dễ làm nản lòng các nhà đầu tư.

Chỉ trong vòng nửa tháng nhưng phản ánh của ông đã được tháo gỡ và điều đó chứng tỏ Chính phủ Việt rất kiên quyết trong cải cách hành chính?

Về Chính phủ, không chỉ cá nhân tôi mà có lẽ anh em doanh nhân cũng đều hết sức tin tưởng ở nhiều lĩnh vực, nhưng với các cấp cơ sở thì chưa có được niềm tin đó. Việc bỏ “giấy phép con” chẳng hạn. Khi trên yêu cầu bỏ “giấy phép con” thì dưới lại đẻ ra “giấy phép cháu”.

Xin ông dẫn chứng cụ thể?

Ví dụ việc mở đường vào KCX – KCN chẳng hạn. Trước đây chỉ cần xin giấy phép của Cục Đường bộ nhưng giờ đây thì phải được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận rồi sau đó mới xin phép Cục Đường bộ và các cơ quan cấp dưới khác. Tóm lại là hành trình phức tạp hơn, gian truân hơn và tất nhiên là cũng… tốn kém hơn.

Hãy vượt qua tư duy “trâu ta ăn cỏ đồng ta”

Trở lại với việc “tính sổ” một năm ta vào WTO. Theo ông, từ khi gia nhập tổ chức này, chúng ta đã có được những gì?

Tôi cho rằng chúng ta đã “được” rất nhiều mà đầu tiên phải kể đến là nhiều chính sách được thay đổi để phù hợp với luật pháp quốc tế và đáng mừng là các chính sách đó đã bước đầu đi vào cuộc sống. Điều này chứng tỏ WTO đã tác động rất mạnh vào tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước đồng thời thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong công cuộc hội nhập mà việc các nhà đầu tư ồ ạt vào Việt Nam thời gian qua là minh chứng rõ rệt nhất.

“Dù có hàng triệu USD nhưng tài sản lớn nhất của tôi là kinh nghiệm sống, là sự tin cậy của bè bạn, của khách hàng dành cho tôi và những mối quan hệ thân hữu vượt lên trên quan hệ làm ăn”.

Cái “được” thứ hai là chúng ta đã nhìn thẳng vào sự thật để xác định rõ: Ta là ai? Ta như thế nào? Ta cần gì… Nghĩa là giờ đây, chúng ta đã dám công khai đối mặt với sự thật mà không còn có sự tránh né.

Cái được thứ ba là sự đồng thuận. Chính phủ đã làm hết sức để các cơ quan công quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.

Điều mà không chỉ người dân mà có lẽ cả Chính phủ Việt cũng rất quan tâm là những gì chưa làm được. Là doanh nhân, tức là người trực tiếp đầu tư kinh doanh sản xuất, ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

Nhìn chung, các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn do Nhà nước nắm quyền chi phối cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn bế tắc trong việc xác định phương hướng sản xuất và sản phẩm cho thị trường trong nước và thế giới. Điều đáng lo ngại là xu hướng “kinh doanh tổng hợp”, thiếu tính chuyên sâu với những mặt hàng và ngành nghề không phải sở trường truyền thống.

Đặc biệt là việc nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh tế lao vào các ngành nghề thu lợi nhanh theo chiêu thức chụp giật kiểu “ăn xổi” mà họ chưa mấy hiểu biết như địa ốc, ngân hàng, chứng khoán… Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù rất cố gắng nhưng vẫn “trâu ta ăn cỏ đồng ta”. Về phía Chính phủ và các cơ quan chức năng, theo tôi vẫn chưa thể hiện được vai trò tương tác để định hướng cũng như gợi mở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự tương hỗ giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn bỏ ngỏ và điều này hạn chế sức mạnh cạnh tranh tổng thể của một quốc gia.

Cần có một tinh thần cầu thị

Theo ông, trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để có thể đạt được kết quả cao nhất?

Tôi nghĩ việc đầu tiên là thái độ thực sự cầu thị bằng cách học hỏi những mô hình phù hợp của các nước tiên tiến. Sau đó là thực sự lắng nghe ý kiến từ những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Và cuối cùng là thực sự trọng dụng doanh nhân bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội. Tôi có một mong muốn mà không biết có tiện nói ra không?

Ông cứ nói nếu đó là ý nghĩ thật lòng và trên tinh thần xây dựng.

Do có điều kiện nên tôi đã được đi nhiều nơi, đến nhiều quốc gia và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, trong tôi luôn cháy bỏng một ước mơ một ngày không xa, chúng ta sẽ có một trong những nhà lãnh đạo đất nước xuất thân từ doanh nhân. Điều đó rất có lợi cho công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi và cả những mong ước thành thực của ông!

Theo Dân trí

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)