Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Độc giả thông minh” làm chủ mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp cận thông tin đa chiều, phân tích hành vi thông tin, từ đó làm chủ mạng xã hội là những trải nghiệm bổ ích,  ý nghĩa mà 150 học sinh cốt cán (lớp trưởng, lớp phó học tập, bí thư chi đoàn lớp) của Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) được lĩnh hội qua chương trình “Độc giả thông minh”. Chương trình do Câu lạc bộ Các môn khoa học xã hội của trường phối hợp với Khoa Báo chí – Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện, với thông điệp “Học sinh hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh”. Theo đó, trong khuôn khổ chương trình, dưới sự hướng dẫn của giảng viên thông qua các hoạt động và thông tin thực tế, các em học sinh được trực tiếp tìm hiểu, phân tích, phân biệt những thông tin nào đáng tin cậy và không đáng tin cậy.


H
c sinh ct cán ca Trưng THPT Nguyn Công Tr đang nghe ging viên hưng dn, thông tin trong chương trình “Đc gi thông minh”

Cô Lý Thị Hồng Thắm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ) cho hay, thực tế học sinh sử dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo…) rất nhiều nhưng hầu như thiếu mục đích, thiếu định hướng. Nhiều học sinh không ý thức rõ về hành vi like (thích), share (chia sẻ), dẫn đến việc like, share ngay cả những thông tin không đúng, hiểu sai vấn đề, những mâu thuẫn học đường đôi khi cũng đi từ mạng xã hội… “Định hướng học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh không chỉ giúp các em làm chủ được thông tin mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức và việc học của các em. Sau chương trình này, học sinh cốt cán của từng lớp sẽ tổ chức chia sẻ lại cho các bạn trong lớp mình, góp phần lan tỏa và hình thành cộng đồng học sinh sử dụng mạng xã hội hiệu quả, chia sẻ thông tin có trách nhiệm, bình luận có chủ đích. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng là cách hướng nghiệp hiệu quả cho học sinh nhà trường”, cô Thắm cho biết.

Rất thích nghề báo, em Trần Khánh Dư (học lớp 12A16) cho biết chương trình đã giúp bản thân hiểu ra nhiều điều về nghề nghiệp này. “Nghề báo rất thú vị, dù rất thích nhưng qua chuyên đề em nhận ra mình không phù hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi không theo học nghề báo thì bản thân em vẫn có thể thể hiện trách nhiệm với xã hội qua việc like, share thông tin đúng cách”, Khánh Dư chia sẻ. Trong khi đó, chương trình “Độc giả thông minh” lại giúp em Phạm Vũ Gia Nghi (học lớp 12A6) có định hướng hơn khi sử dụng mạng xã hội, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa chấm dứt. “Nhận diện đúng thông tin để hành động không chỉ giúp nâng cao hiểu biết bản thân, mà xa hơn nữa còn giúp xã hội “gạn đục khơi trong” trong bối cảnh thông tin nhiễu như hiện nay”, Gia Nghi nói.

Tin, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)