Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đọc hiểu và phép đếm

Tạp Chí Giáo Dục

Một giáo viên hỏi tôi: “Theo thầy thì trong hình “Gà ấp con” có bao nhiêu gà con và con gà nào ấm nhất?”. Tôi cười và đáp: “Có gì khó đâu”. Thế mà giáo viên kia khẳng định: “Vậy mà nhiều người trả lời sai đấy!”. Tôi hơi giật mình, chẳng lẽ có khối người trả lời sai thật? Rồi tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, từ bức ảnh ấy có ít nhất mấy cách hiểu do cách hỏi khác nhau: có bao nhiêu gà con và con gà nào ấm nhất? có bao nhiêu con gà và con nào ấm nhất? có bao nhiêu gà con và con nào ấm nhất? con gà nào ấm nhất và gà con nào ấm nhất?”. Đây không phải là đố mẹo. Đây là đọc hiểu. Tức là cần chú ý từng từ, nghĩa của mỗi từ và mối quan hệ của chúng trong câu. Lại nữa, mấy gà con và mấy con gà chỉ cần tinh mắt, giỏi đếm; nhưng con nào ấm nhất thì tinh mắt, giỏi đếm chưa đủ. Tiếng Việt thật hay, chỉ loay hoay “con gà” và “gà con” cũng đã thấy thú vị. Rồi bỗng bật cười nhớ chuyện cô cháu ngoại ở nước ngoài học tiếng Việt: Mẹ nó ôm nó vào lòng, âu yếm: “Chó con của mẹ”. Nó cũng bắt chước ôm em nó vào lòng và nói: “Con chó của chị”. Các thầy cô môn ngữ văn thử cho học sinh của mình “đọc tranh” và trả lời mấy câu hỏi trong bài tôi nêu xem kết quả thế nào vì đây chính là đọc hiểu văn bản đa phương thức.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)