Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Đọc nhãn sản phẩm – việc xa xỉ của các bà nội trợ?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều người mua sản phẩm ghi rõ 'hương cá hồi', trên nhãn sản phẩm, khu vực ghi nguyên liệu cũng chẳng có chữ nào là cá hồi, vậy mà các chị vẫn tưởng rằng cá hồi tươi là nguyên liệu chính.

Như bao nhiêu lần khác, người tiêu dùng lại hốt hoảng trong ma trận thông tin về nước mắm – nước chấm và thịt heo sạch – heo nhiễm dịch tả heo châu Phi. Những ca thán về an toàn thực phẩm lại dấy lên, nhưng điều cốt lõi để tự bảo vệ mình thật ra không hề phức tạp như những tranh cãi trên truyền thông. Một bà nội trợ nếu có trách nhiệm với việc mua sắm của mình sẽ bình thản trong cơn bão và không thể bị doanh nghiệp qua mặt, lừa dối hay các luồng thông tin dẫn dắt.

“Thì thấy màu sắc giống, hình dáng chai giống và được xếp chung quầy với nước mắm, trên bao bì cũng in hình con cá này nọ nên tôi đâu biết loại đó không phải là nước mắm” – chị Thanh Hương (trưởng phòng một công ty truyền thông) giải thích, khi được hỏi vì sao sản phẩm chị mua được ghi rõ chữ “nước chấm” nhưng chị vẫn đinh ninh rằng đó là nước mắm. 

Doc nhan san pham - viec xa xi cua cac ba noi tro?

Thói quen mua hàng nhưng không đọc nhãn sản phẩm này không cá biệt, nếu không nói là của khá đông người tiêu dùng hiện nay. Nhiều người mua sản phẩm ghi rõ “hương cá hồi”, trên nhãn sản phẩm, khu vực ghi nguyên liệu cũng chẳng có chữ nào là cá hồi, vậy mà các chị vẫn tưởng rằng cá hồi tươi là nguyên liệu chính. 

Với những sản phẩm ghi rõ “nước chấm cá cơm” với thành phần chỉ là nước, muối và hương liệu cá cơm các chị vẫn cho rằng đó là nước mắm (nghĩa là được ủ, chượp từ cá cơm tươi và muối, có chất protein lợi cho dinh dưỡng)… Vậy, lỗi “nhầm nhọt” này là của ai? 

Đó là chưa kể, ngoài tên gọi, trên các bao bì đều ghi rõ thành phần các chất có trong sản phẩm: chất điều vị, chất bảo quản, đường, muối… với tỷ lệ cụ thể. Đây chính là những thông số để người tiêu dùng nắm bắt sản phẩm có phù hợp với nhu cầu lẫn sức khỏe của mình hay không, liệu bản thân có bị kích ứng khi sử dụng sản phẩm hay không… Thế nhưng, hầu hết đều không quan tâm, chỉ mua sản phẩm theo thói quen, mua vì thấy ti vi quảng cáo, mua vì rẻ, mua vì… nhà hàng xóm cũng xài sản phẩm này. “Nhiều người đến nhà thùng của tôi tham quan và hỏi rằng, nước mắm XYZ nằm ở đâu, trong khi XYZ là nước chấm, được pha chế trong dây chuyền công nghiệp. Khi tôi giải thích họ không tin, bảo bấy lâu nay họ vẫn mua sản phẩm ấy và nó là nước mắm làm từ cá cơm tươi của Phú Quốc” – bà Nguyễn Thị Tịnh, hội viên Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, chủ nhà thùng nước mắm Thanh Quốc – cho biết. 

Bạn bè tôi, có nhiều người là thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, cũng không có thói quen xem nhãn hàng hóa. Họ cũng thiếu trách nhiệm với bản thân và sức khỏe gia đình khi nghe trên mạng ồn ào nói gì mà không kiểm chứng thông tin. Thị trường thịt heo đang chao đảo trước tin tức dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Việt Nam. Nhiều nhà nói không với thịt heo, các sạp thịt heo ở chợ giảm sức mua, dù giá đã giảm không phanh, trong khi các cơ quan chức năng và báo đài liên tục đăng tin khẳng định dịch tả heo không gây bệnh cho người. 

Không tìm hiểu thông tin hoặc đọc nhưng qua loa, tiêu dùng theo phương châm… thà nhầm hơn bỏ sót, đã gây lên nhiều đợt tẩy chay hàng hóa, biến động thị trường không đáng có. 

Đọc thông tin trên bao bì, tìm hiểu khuyến cáo từ cơ quan chức năng – điều đơn giản thế thôi cho trách nhiệm về hành vi tiêu dùng, nhưng vẫn là xa xỉ với người tiêu dùng Việt.

“Ngoại trừ trường hợp heo bệnh và chết, vì heo chết do dịch bệnh thì sẽ sinh ra nhiều vi-rút khác, tạo ra nhiều mầm bệnh khác. Nhưng bất cứ heo chết vì lý do gì cũng đều như thế, không riêng heo bị dịch tả”. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM.

Mạnh Dương/Phunuonline

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)