Y tế - Văn hóaThư giãn

Đọc sách để thay đổi tương lai!

Tạp Chí Giáo Dục

Bn đc tìm hiu tư liu quý ti ngày hi

UBND TP.HCM và Sở Văn hóa – Thể thao TP vừa phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa đọc TP.HCM 2019 với chủ đề “Đọc để thay đổi tương lai” rất thành công. Sự kiện là bước khởi đầu cho hàng loạt các hoạt động phát triển văn hóa đọc mang tên Hành trình tri thức 4.0, góp phần đưa sách đến các trường học, cơ quan, đơn vị, khu chế xuất và công nghiệp… phục vụ tất cả mọi người dân trên địa bàn.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, Ngày đọc sách hay lễ hội đọc sách từ lâu được xem như một nét văn hóa quen thuộc, gần gũi trong đời sống xã hội, giúp khẳng định giá trị và vai trò của việc đọc, đồng thời tôn vinh văn hóa đọc trong cộng đồng.

Ở Việt Nam, nhằm đẩy mạnh và phát triển văn hóa đọc, phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Từ thực tiễn đó, trong thời gian qua, TP.HCM cũng đã có nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể hóa đề án như: Ngày hội sách, Đường sách, xe thư viện lưu động, tặng tủ sách cho khu lưu trú công nhân, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách gia đình… rộng khắp trên địa bàn. Trong đó, Ngày hội văn hóa đọc TP.HCM 2019 là điểm nhấn quan trọng, là mô hình để các quận, huyện, đơn vị, cơ quan, tập thể học tập và nhân rộng, triển khai tổ chức tại địa phương của mình.

Có thể nói, ngày hội đã tạo nên một không gian đọc sách vô cùng thú vị và hiện đại. Với khu vực không gian đọc sách xưa, giới thiệu sách hay, sách quý đã giúp cho người dân TP thấy được quá trình hình thành và phát triển của sách qua các thời kỳ, thu thập được nguồn tài liệu từ những cuốn sách quý, sách cổ, đặc biệt là sách chủ đề “TP.HCM hòa bình, hội nhập và phát triển”.

Song song đó, ban tổ chức còn dành khoảng không gian triển lãm bộ bản đồ và hình ảnh tư liệu “Biển đảo thiêng liêng”, những hoạt động của TP hướng về biển đảo; hình ảnh đẹp về thiếu nhi và những tư liệu, mô hình xây dựng và phát triển văn hóa đọc của TP trong thời gian qua nhằm khẳng định vai trò của việc phát triển văn hóa đọc đối với đất nước. Không gian được chú ý nhất là gian hàng sách dành cho người khiếm thị. Đó là sách nói tiếng Việt, tiếng Chăm, tiếng Khmer, sách hình minh họa nổi, sách chữ nổi, đồ họa nổi và một số dụng cụ học tập, giải trí dành cho người khiếm thị…

Nói như ông Huỳnh Thanh Nhân (Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM) thì việc đọc sách nói riêng và văn hóa đọc nói chung đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa của một xã hội phát triển, văn minh, hiện đại. Việc đọc và tiếp nhận tri thức giúp phát triển văn minh nhân loại, cũng là giúp cho từng cá nhân, tập thể tự hoàn thiện mình để phù hợp với xu hướng chung và trình độ phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, việc đọc còn giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy, tiếp nhận điều hay, cái mới. Do đó mỗi người dân TP, nhất là thanh thiếu nhi quan tâm học tập ở mọi lúc mọi nơi. Có như vậy mới giúp TP sớm trở thành TP có chất lượng, sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

H Trinh

 

Bình luận (0)