Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đọc sách ngày Tết!

Tạp Chí Giáo Dục

Chúng ta hu hết đu có cuc sng rt hi h, tt bt vi bao nhiêu th toan lo. Bi vy, lm khi chúng ta quên… đc sách hoc có đc nhưng không còn s say sưa, hào hng như trưc. Thôi thì ngày Tết, chúng ta dành chút thi gian tương đi rnh ri đ đc li vài cun sách đang đưc nhiu ngưi quan tâm, hoc nhng cun sách mà chúng ta yêu thích, k c đc li mt cun đã tng đc…


Hc sinh đc sách ti thư vin trưng. Ảnh: Y.Hoa

Việc đọc sách đó không chỉ dành riêng cho bản thân cha mẹ mà còn làm một hình mẫu cho con cái. Hầu như cha mẹ nào cũng khuyên con đọc sách và thường nói với con về những ích lợi của sách và của việc đọc sách. Nhiều người sẵn sàng mua cho con những cuốn sách in đẹp, nhiều màu sắc, kể cả sách song ngữ, ngay từ khi con bắt đầu học đọc, học viết, với một niềm tin rằng sách sẽ giúp con mau biết chữ hơn và ham đọc sách hơn. Và nhiều người khi đưa con đi nhà sách thì phấn khởi khi thấy con sà vào một gian hàng sách nào đó, rồi vui vẻ mua những cuốn sách mà con thích. Một số người rất đỗi tự hào khoe với bạn bè về việc con mình ham đọc sách, đọc được những cuốn sách mà người lớn còn ít muốn đọc… Xem ra, con trẻ chịu đọc sách, ham đọc sách thực sự là niềm vui của cha mẹ!

Để con yêu thích với việc đọc sách, điều rất quan trọng là cha mẹ phải làm gương. Đó là việc người lớn phải thường xuyên đọc sách, chọn lựa những cuốn sách hay để đọc, đọc theo một phương pháp khoa học để thực sự có hiệu quả, giúp con chọn sách và đọc sách (đọc mục lục thế nào, tóm tắt sách thế nào, nắm nội dung chủ yếu của sách ra sao, khi cần tra cứu một nội dung nào đó trong sách thì làm bằng cách nào…). Tức là, cha mẹ phải truyền dẫn tinh thần yêu sách và ham đọc sách cho con để con thấy đọc sách có ích và thực sự tìm được niềm vui trong mỗi trang sách. Thế nhưng, có bao giờ cha mẹ tự hỏi lần gần nhất mình đọc một quyển sách là khi nào, theo cách hiểu là chúng ta đọc hết quyển sách nhằm vào một mục đích nhất định chứ không phải đọc để… chờ cơn buồn ngủ ập đến? Hay chúng ta tự hỏi mình đọc cuốn sách nào đó và tìm thấy điều gì bổ ích, thú vị trong đó? Cũng như vậy, nếu cần tóm tắt hoặc nêu một chi tiết nào đó tâm đắc trong một cuốn sách đã đọc, chúng ta có thể thực hiện dễ dàng không? Hoặc, trong đời, đã có lúc nào chúng ta đọc một quyển sách đến độ say sưa (trừ những truyện tranh), quên thời gian, quên một số việc khác và nôn nao sợ đọc đến trang cuối cùng của quyển sách? Thậm chí, nếu cắc cớ hỏi, liệu chúng ta có thể trả lời ngay cho các câu hỏi: “Anh/chị thích tác phẩm nào nhất?”, “Anh/chị yêu quý tác giả nào nhất?”. “Anh/chị chịu ảnh hưởng của tác giả hoặc quyển sách nào nhất?”…

Có thể đến đây chúng ta sẽ ngẩn người ra một chút. Hình như đã khá lâu rồi ta chưa thực sự đọc hết một quyển sách, trừ một vài quyển ta có nghía qua một chút khi tình cờ tìm thấy hoặc ta chỉ tra cứu chi tiết cần thiết chứ không đọc hết cả quyển. Hình như cũng khá lâu ta không tìm thấy sự say sưa khi đọc một quyển sách, chẳng qua là đọc để phục vụ một công việc nào đó (để tra cứu tài liệu, để thi cử, để viết tham luận…). Hình như đã khá lâu ta không có khao khát đi tìm mua một quyển sách mới hoặc sách của một tác giả mà ta yêu mến, chẳng qua là tình cờ gặp rồi mua, thậm chí ta không nhớ là đã mua cuốn sách lần gần nhất là khi nào. Hình như cũng khá lâu ta không bàn thảo, tranh luận với bạn bè, người thân về một cuốn sách nào đó, về một nhân vật hoặc một chi tiết nào đó trong sách, trừ trường hợp tình cờ tranh luận vì một chủ đề hoặc một lý do khác. Và, hình như đã khá lâu ta không vồ vập mượn ngay của bạn một quyển sách hay hoặc cũng không cho bạn mượn quyển sách nào của ta, bởi chẳng thấy ai còn quan tâm nhiều đến sách nữa…

Có khi chúng ta sẽ giật mình. Chúng ta đã “quên” sách như thế liệu có thể thuyết phục con cái phải ráng đọc sách, đọc nhiều sách để khám phá bao điều hay trong sách không? Chúng ta không còn nhớ đến sách liệu có “biết cách” hướng dẫn cho con đọc sách không khi mà cách đọc, nhu cầu và cả hình thức sách bây giờ cũng ít nhiều đã thay đổi so với trước? Chúng ta đã giảm nhiều tình yêu với sách liệu có thể “lây lan” tình yêu sách thuở ban đầu cho con được không hay chỉ bằng những lời lẽ sáo rỗng? Chúng ta đã không đọc sách trong một thời gian dài liệu có thể trách phạt con sao không chịu đọc sách rồi lại “giáo huấn” rằng “con/cháu phải… thế này, thế này…” hay khi nói ra đã tự thấy mình ngượng và biết chắc rằng con không phục nhưng không dám nói? Và, chúng ta có còn là hình mẫu đẹp đẽ trong mắt con về khoản đọc sách, về khoản biết nhiều như có lúc con khoe với bạn bè hoặc tự hào khi nói với ai đó về cha mẹ?

Chúng ta đều hiểu cuộc sống bây giờ rất tất bật, với bao nhiêu toan lo. Công việc có ổn định không, có cơ hội thăng tiến không, có bằng bạn bè không, khu vực nhà có bị ngập nước không, phải “chạy đua” xe cộ, điện thoại, nhà cửa với nhiều người… Thậm chí đến cả những điều trước đây không cần phải lo đến, như lo bữa ăn hàng ngày sao cho an toàn, bổ dưỡng, làm sao ra đường rồi thì về được đến nhà đúng giờ, tránh được nạn kẹt xe, tránh được tai nạn… Áp lực cuộc sống nói chung, áp lực công việc, áp lực với cấp trên, với đồng nghiệp, với chuyện học của con, thậm chí áp lực cả với sự dò xét về tiền lương hay các mối quan hệ của vợ/chồng… nói riêng khiến chúng ta còn ít thời gian và tâm trí để nghĩ đến việc đọc sách. Chúng ta dẫu có áy náy nhưng nhiều khi tự trả lời rằng mình không thể làm khác! Nhưng, nếu chúng ta tự thấy mình có áp lực để rồi bằng lòng với việc không đọc sách thì liệu chúng ta có thuyết phục được con rằng con phải đọc nhiều sách không, khi con cũng có những áp lực riêng của mình? Đến đây, tôi thấy mình ngượng thực sự và trong đầu đã nhớ lại xem lần cuối mình đọc sách là khi nào, và đọc quyển gì.

Dù thế nào thì ngày Tết tôi cũng dặn lòng là… không quên đọc sách! Ở quê, tôi có sẵn một tủ sách được tích lũy từ hồi sinh viên. Năm nào Tết đến tôi cũng về quê để quây quần với cha mẹ, các anh em; năm rồi cha tôi quy tiên, mẹ hẳn rất buồn, chúng tôi càng phải ở gần mẹ nhiều hơn. Ngoài thời gian chuyện trò, tôi hay dành đọc lại những cuốn sách đã từng đọc, để ôn lại những kiến thức đã biết, để cảm nhận bằng tâm thế và cảm xúc mới, để duy trì tình yêu với sách và để cho các con thấy rằng tôi vẫn còn say mê sách thì chúng cũng không được lơ là với sách!

Suy cho cùng, chúng ta đã làm việc vất vả cả năm thì những ngày Tết nên dành thời gian để thư giãn, để làm điều mình thích, trong đó có việc đọc sách. Có khi chúng ta đọc được một câu chuyện hay, tìm thấy một ý tưởng độc đáo để rồi khi bắt đầu năm mới ta lại tiếp tục lao vào công việc với một tâm thế tích cực hơn, có hiệu quả hơn, thành công hơn! Do vậy, đọc sách hẳn là luôn có ích, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện! Ngày Tết có thời gian chiêm nghiệm, có khi lại càng có ích hơn!

Nguyn Minh Hi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)