Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đọc thơ Nguyễn Thị Sơn: “Tâm trong trí sáng ắt tình thanh”

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nhng ngôn t giàu biu cm, sâu lng, không ít bài thơ ca tiến sĩ – nhà giáo – nhà thơ Nguyn Th Sơn đã đưc các nhc sĩ ph thành nhc, làm thăng hoa nhng cung bc cm xúc, lng đng tâm hn và giàu triết lý nhân sinh.

Tiến sĩ – nhà giáo Nguyễn Thị Sơn (thứ 3 từ phải sang) ra mắt tập thơ “Hạnh phúc quanh ta” 

Khong lng trong thi ca

Nguyễn Thị Sơn là nữ doanh nhân nổi tiếng của giới kinh doanh Việt Nam, là nhà sáng lập Sơn Kim Group. Hiện tại, ở tuổi xế chiều, nhưng cô vẫn thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, với nhiều vai trò trọng trách: là luật gia, là nhà giáo dục, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế – IBLA, Chủ tịch HĐQT Trường THCS, THPT Duy Tân. Gần đây, cô cũng ra mắt nhiều tập thơ tâm đắc, chia sẻ “tấc lòng” của thi nhân đến với công chúng, và được nhiều bạn đọc, yêu thích thơ văn đón nhận.

“… Bài thơ sông nước cùng năm tháng

Tĩnh lặng không gian một thoáng trầm”

Đó là hai câu cuối trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt với tựa đề “Tĩnh” của nhà thơ, TS. Nguyễn Thị Sơn mà tôi tâm đắc. Bởi lẽ, vần thơ này giúp tôi cảm nhận được sự bao la của trời đất, sự sâu thẳm của thời gian, sự thanh tĩnh của thế giới nội tâm chủ thể. Nhưng kỳ diệu, nó lại rất sống động, tươi tắn tinh tế hết mực, thật giàu hình tượng và rất nhạy về cảm giác. Lời thơ như làn hương tĩnh lặng, có chút thiền vị, có chút cảm nghiệm sự đời với nhiều chiều kích. Thật đúng với nhà phê bình văn học Khuất Bình Nguyên chia sẻ: “Con người tự nhiên sống với thế giới một chiều. Thi ca, sống đồng thời với thế giới ba chiều quá khứ – hiện tại – tương lai và coi đó là vũ điệu đi tới chân lý thẩm mỹ”.

Sự tĩnh lặng, từ tốn ngoài đời là nếp sống, tính cách của từng người. Nhưng khi vào thơ nó hình thành một tâm thức riêng, một dòng chảy ngầm lặng lẽ – sự tĩnh lặng của người chiêm nghiệm trước lẽ đời, lẽ người trăn trở cùng với cuộc sống, nó thâm trầm, thấu đáo không ầm ĩ, đầy thiền ý, nhưng mang lại sự tỉnh thức của tha nhân, như bài thơ “Buông” của cô mở đầu với câu: “Lắng đọng thân tâm một chữ buông” và

“… Buông rơi ngọc sản không còn tiếc

Buông bỏ hồng trần chẳng mộng vương

Ngày mai thức dậy nhìn trời sáng

Ngắm hạt sương mai hưởng ánh dương”

Khoảng lặng này, không phải là sự tỉnh táo của khô rỗng, của niềm phấn khích thái hóa, mà nó “Buông” bỏ, lắng xuống bề sâu bản thể con người, giúp con người tỏa hết mọi năng lượng. Đó chính là lòng tham ái đã tắt, tâm không màng luyến nhớ tới châu ngọc, tiếng thị phi cũng hết, mộng đế vương cũng tan, khi đó tâm thanh tịnh, trong lặng tinh nhiên, để sáng mai thức dậy được hưởng những ánh nắng ban mai tinh khiết, như cánh nhạn qua đầm, như gió qua khóm trúc, tự nhiên tươi tắn mà cực kỳ hoan hỷ. Xuất phát từ thực tế muôn màu cùng với những trải nghiệm sâu sắc của tác giả trên nhiều lĩnh vực: từ doanh nhân, luật gia, nhà giáo, đến vai trò người mẹ, người thầy, nhà hoạt động xã hội… đã giúp những thi phẩm của mình mang lại những tiếng lòng tri âm, làm thổn thức người mộ điệu. Chính chất liệu cuộc sống phong phú, những trải nghiệm lịch sử đã tiếp hồng cầu và sinh khí cho thơ ca của cô. Không phải ngẫu nhiên, ba tập thơ của cô đã xuất bản là những tác phẩm thiên về phản ánh hiện thực, “mắt thấy tai nghe” của chính tác giả cảm nhận xung quanh mình: Hạnh phúc quanh ta (2021), Cuộc sống quanh ta (2022), Cảnh sắc quanh ta (2023)… Tất nhiên, để có những cảm nhận sâu sắc, thi hóa hiện thực, nhà thơ phải hòa nhập vào cuộc sống bằng cả trái tim, bằng cả tình người, tình đời và nước mắt.

Tác giả hội ngộ tiến sĩ – nhà giáo Nguyễn Thị Sơn

Cuộc sống chẳng bao giờ đơn giản, đường đời không khi nào phẳng phiu. Đòi hỏi tác giả phải có những thấu kính đặc biệt: khi ảo hóa, khi thực hóa, lúc cụ thể hóa, lúc trừu tượng hóa. Với thấu kính đa năng này, đã giúp cô khi soi vào hiện thực sẽ thấy được nhiều góc khuất, nhiều linh ảnh cùng những vô hạn huyền vi khác của tạo hóa. Điều này khiến các thi phẩm của cô rất đa dạng về thể loại và phong cách. Và rồi hiện thực được tái hiện lên trong tác phẩm không chỉ biểu đạt bằng hình ảnh của ngôn từ mà còn là phần hồn của văn tự. Bài thơ hay, vần thơ đầy cảm xúc của cô đã chạm vào miền cảm quang đó: từ cuộc đời vào tác phẩm, từ tác phẩm ra cuộc đời với những chiêu cảm của ngôn từ. Để từ đó, cô có thể đúc kết những vần thơ minh triết:

“Hưởng thú điền viên bao nắng gió

Vui câu hòa nghĩa trọn thiền tâm” (Tĩnh)

hay “… Cuộc sống muôn màu bao sắc tố

Tâm trong tuệ sáng ắt tình thanh” (Tịnh)

Chợt nhớ đến lời của Miên Trinh (con vua Minh Mạng, ông nổi tiếng văn thơ và hiếu đạo): “Trong sáng ở nơi ta thì chí khí như thần, tâm thuần nhất thì trong, gương thuần nhất thì sáng, thế thì sự tốt xấu của muôn vàn hiện tượng biết trốn vào đâu”. Thật vậy, tâm trí trong sáng, tinh tấn thì tất nhiên tình sẽ “thanh” – đó là cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, thanh thoát… Có thể nói thơ của Nguyễn Thị Sơn biết “thức” trong một trạng thái tĩnh lặng. Đây là nhân tố tinh thần chủ đạo của người cầm bút, với một bản lĩnh sáng tạo mà ở đó thơ cô là một cõi riêng, giàu bản sắc với những ý đẹp lời hay, tinh thần lạc quan, hướng thiện.

Thi trung hu nhc

Người xưa thường nói “Thi trung hữu nhạc”. Thi gắn liền với ca tự trong căn nguyên khởi phát. Lời nhạc hay thường giàu chất thơ, còn lời thơ hay lại giàu tính nhạc. Nói như Miên Trinh: “Lời nhạc là dòng dõi của thơ, lời thơ là họ hàng của nhạc”. Tính hợp điệu của thơ sao cho dễ ngân nga, dễ thuận tai luôn đòi hỏi cả người sáng tác và thưởng ngoạn tác phẩm. Những thi từ, cấu trúc trong thơ cô “ngân vang, khiến người đánh nhịp”, “vần điệu réo rắt”, lúc thăng, lúc trầm, lúc tĩnh, lúc động, lúc ưu tư tâm sự, khi lãng đãng chiều đông, lúc hoài niệm thương nhớ, lúc mạnh mẽ hào hùng, khí chất… luôn làm say cuốn lòng người. Đó là điều kiện cần thiết trong thơ có nhạc, và không phải ngẫu nhiên, một số thi phẩm của cô đã được nhạc sĩ phổ thành nhạc với âm điệu trữ tình, sâu lắng, sang trọng và kết nối yêu thương với cuộc sống, như bài: Nhớ vườn xưa, Mình về quê ta nhé, Sông Sài Gòn, Tặng em bài ca quan họ, Tình ca mùa xuân…

Âm vang của lời thơ, âm điệu của tiếng thơ là dạng thức hết sức vi diệu của điệu hồn trong thơ. Đọc thơ, cảm được âm điệu xem như đã nhập được vào hồn thơ. Tất nhiên, điệu hồn ấy chỉ được đánh thức khi gặp những tâm hồn đồng điệu của kẻ tri âm. Những thi phẩm của Nguyễn Thị Sơn, tôi nghĩ ít nhiều đã gặp được tri âm…

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)