Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đôi điều cảm nhận về cuộc thi GQTHGD lần 9: Một vấn đề “nóng” rất cần được cảnh báo và dứt điểm

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 

Cô giáo phải luôn là người mẹ hiền của các em học sinhĐề thi GQTHGD lần này có đồng nghiệp cho là hơi “giả”. Chi tiết Thùy Linh nhảy lầu  là “không thực, khó xảy ra trong thực tế. Tính “vấn đề tình huống” chưa có bao nhiêu. Song không ít người thi lại nghĩ ngược lại. Họ cho rằng đây là tình huống khá sinh động, một tình huống “có vấn đề” và hơn nữa là một “vấn đề nóng” rất cần được cảnh báo và dứt điểm.

Hầu hết trong số 26 bài dự thi được chọn vào vòng chung khảo, đã giới thiệu ở 26 số báo, đều tập trung phân tích, chỉ ra khá chuẩn những cái sai rất cơ bản của cô Kim Chi. Nhiều bài thực sự gây ấn tượng không chỉ ở nội dung phân tích sâu sắc những lỗi “chết người” của cô mà còn nóng hổi, dâng trào nơi mỗi dòng viết cháy bỏng những xúc cảm phẫn nộ, phê phán gay gắt trước cách hành xử rất thiếu sư phạm của cô. Điều này được khẳng định khá rõ trong bài viết đầy công phu tâm đắc của tác giả Lê Đức Đồng – Sóc Trăng (1.759 chữ), Trần Văn Tám – Củ Chi, TP.HCM (1.770 chữ); bài viết ngắn gọn, súc tích, sắc sảo của Trần Văn Giáp ở khoa Sử – ĐH Quy Nhơn và nhiều bài viết khác …  

Chính điều này đã thể hiện thái độ kiên quyết của tất cả những ai tâm huyết một niềm vì đạo học của nước nhà đang dứt khoát nói không với việc hành xử vội vàng, quy chụp, thiếu  kỹ năng và cái tâm sư phạm như cô Kim Chi. Và như vậy một cách gián tiếp mà trực tiếp cuộc thi đã tạo cơ hội quý để giáo giới bày tỏ sự tâm đắc với cuộc vận động hai không mới với bốn nội dung, đặc biệt nội dung nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo trong năm học 2007-2008 vừa qua. Ở góc nhìn này rõ ràng cuộc thi đã góp phần không nhỏ rung hồi chuông báo động cho những ai mang danh người kỹ sư tâm hồn nhưng lại vô hồn, vô cảm trong ứng xử với học sinh; không xét mình mà chỉ xét trò; không chịu hiểu sâu tâm lý trò, đã vô tình  xúc phạm làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng của các em và trong khoảnh khắc nông nổi, thiếu kiềm chế không ít em đã liều lĩnh hành động dại dột như Thùy Linh. Ở khía cạnh này không ít bài viết đã bộc lộ niềm xót thương và chia sẻ sâu sắc trước sự ra đi quá bi thương của những học trò rơi vào hoàn cảnh như Thùy Linh. Cũng từ đây không ít người dự thi “trông người lại ngẫm đến ta” đã chân tình kể lại những kỷ niệm xót xa, ân hận như một bài học nhớ đời. Và cũng từ đây vang lên lời cảnh báo nóng hổi: Nơi bục giảng không có chỗ đứng cho những ai thiếu kỷ cương, tình thương và trách nhiệm.

Mục đích ý nghĩa và tác động tích cực của cuộc thi ở đây thêm một lần càng được khẳng định giá trị không chỉ ở những người trực tiếp dự thi mà còn ở sức lan tỏa sâu rộng tới đông đảo bạn đọc gần xa của Báo  Giáo Dục TP.HCM.

m học mới 2008-2009, tiếp nối cuộc vận động hai không toàn  ngành bước vào thực hiện cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hy vọng cuộc vận động mới sẽ tạo ra bước ngoặt mới trong nâng cao chất lượng thực của giáo dục toàn diện. Những câu chuyện như  “Nỗi ân hận muộn màng” mà cuộc thi GQTHGD lần 9 đã nêu sẽ không còn hiện hữu ở mọi nơi mọi lúc trong mọi nhà trường. Và cuộc thi GQTHGD lần thứ 10 hy vọng sẽ vui hơn, người thi không còn bận tâm trăn trở với những tình huống đáng buồn như vậy nữa. Mong sao cuộc thi mới sẽ tiếp tục là sân chơi hấp dẫn, đông vui, bổ ích hơn nữa với đông đảo bạn đọc gần xa.

NGƯT Nguyễn Ngọc Ký

(Đại diện Ban giám khảo)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)