Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đôi điều về tiêu chí của người thầy tương lai

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi Trưng ĐH Sư phm TP.HCM thông tin v Đ án tuyn sinh năm 2019, theo đó n cao 1,50m; nam cao 1,55m tr lên mi đưc xét tuyn(*) đã có rt nhiu ý kiến khác nhau trong dư lun xã hi mà đc bit là s quan tâm ca ph huynh và hc sinh.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Khuyến (TP.HCM) trao đi vi các chuyên gia v ngành ngh đào to trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Tất nhiên, đây là vấn đề khá nhạy cảm và rất cẩn trọng để đi đến quyết định cuối cùng, quy định này vẫn chỉ là đề án trong bộ tiêu chí tổng thể, cần phải xem xét một cách toàn diện, cụ thể. Để góp phần vào việc tuyển chọn những sinh viên sư phạm có chất lượng, xứng đáng là đội ngũ những thầy cô giáo gieo mầm cho thế hệ trẻ, qua đó nâng cao chất lượng GD-ĐT. Dưới góc nhìn tâm lý, tôi xin chia sẻ hai vấn đề sau đây:

Ngh dy hc luôn đưc coi trng

Đây là vấn đề đã được ngành giáo dục quan tâm từ rất sớm, nó không biểu hiện thành tiêu chí cụ thể được ban hành trong các văn bản luật nhưng việc lựa chọn sinh viên sư phạm, đào tạo sinh viên sư phạm cũng như sử dụng đội ngũ giáo viên sau khi ra trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt; đã có những chính sách rất cụ thể trong những thời điểm để thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục như miễn học phí cho sinh viên sư phạm, sinh viên sư phạm ra trường được điều động, bổ nhiệm công tác, các chính sách đãi ngộ cho giáo viên ở vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo… Bên cạnh đó, ở nhiều trường ĐH sư phạm trọng điểm, sinh viên phải đạt được số điểm khá cao mới đủ điều kiện xét tuyển, như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Vinh, ĐH Sư phạm TP.HCM… Trong quá trình đào tạo trở thành người thầy tương lai, các sinh viên cũng phải trải qua thời gian nghiên cứu học tập kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành ở giảng đường; phải trải qua quá trình kiến tập, thực tập, được trải nghiệm sư phạm… mới có thể đứng vững trên bục giảng.

Song, cũng phải thừa nhận rằng, có những thời điểm việc lựa chọn sinh viên sư phạm theo những tiêu chí cụ thể vẫn chưa được quan tâm, nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, vị thế ngành sư phạm, phân hóa giàu nghèo, đời sống của đội ngũ giáo viên… Trong quá trình đào tạo còn những thiếu sót nhất định, nhất là năng lực thực tiễn của sinh viên sau khi ra trường. Một số sinh viên sư phạm không có năng khiếu sư phạm vẫn vào sư phạm rồi sau khi ra trường lại bỏ nghề, hoặc không chuyên tâm với nghề nghiệp, thậm chí một số sinh viên có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, cách sống, không chịu tu dưỡng rèn luyện đạo đức mà dẫn đến vi phạm pháp luật trong thời gian học tập và sau khi tốt nghiệp. 

Thy cô phi là tm gương sáng, là hình nh đp

Từ xưa đến nay, hình ảnh người thầy luôn được xã hội kính trọng và tôn vinh. Họ phải thực sự là những nhân cách mẫu mực, là hình ảnh phản chiếu trực tiếp đến tâm hồn người học. Sự ảnh hưởng của người thầy đến học trò chính là lòng yêu nghề, mến trẻ, là năng lực chuyên môn nghiệp vụ, là tác phong mẫu mực, là cử chỉ, lời nói hành động gương mẫu. Do vậy, đối với thầy cô giáo phải là những người rất tinh thông, phải là tấm gương sáng về nhân cách và lối sống.

Trong giai đon hin nay, đ to s công bng, bình đng trong ngành giáo dc cũng như các ngành ngh khác thì yếu t chiu cao không nên xem nó là mt tiêu chí mà ch nên khuyến khích. Chính sách thu hút ngun nhân lc cht lưng cao nht đnh phi ly phm cht và năng lc chuyên môn, đó là gc r ca quá trình đào to.

Bên cạnh đó, yêu cầu đối với người thầy không chỉ đẹp về tâm hồn mà cũng không thể bỏ qua nét đẹp về hình thức, đó là ngôn ngữ đẹp, là thân thể khỏe mạnh (là chiều cao, cân nặng, các chỉ số về đặc điểm giải phẫu sinh lý…). Tất nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi về những chỉ số cho sinh viên sư phạm giống như những ngành nghề đặc thù là công an và quân đội. Ở lĩnh vực đặc thù đó họ phải là những người có những chỉ số và yêu cầu cao về mặt thể hình, thể lực mới đáp ứng được nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ngược lại, trong ngành sư phạm chúng ta sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, thậm chí cả những người khuyết tật nhưng họ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, họ thực sự là những người yêu nghề sư phạm, có xu hướng sư phạm rõ ràng, có chuyên môn rất tốt và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ GD-ĐT khi tổ chức phân công. Chúng ta lại càng cần những con người có nghị lực phi thường, sẵn sàng cống hiến cho nghề dạy học…, đó cũng chính là tấm gương về bản lĩnh, về ý chí cho học sinh học tập.

Để đáp ứng cho các mục tiêu giáo dục trong tương lai, quan trọng nhất của những người thầy là tâm – tầm – trí, thực sự là những người “yêu nghề mến trẻ”, họ phải nhận thức được là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” từ đó họ luôn phải phát huy hơn nữa trách nhiệm nghề nghiệp, rèn đức luyện tài, thực sự là những người ươm mầm cho thế hệ trẻ. Đồng thời, ngành giáo dục từng bước cần có những quy chuẩn phù hợp để lựa chọn ra đội ngũ người thầy xứng đáng. Bên cạnh phẩm chất và năng lực thì sự cao ráo của người thầy, tác phong lịch thiệp, một ngôn ngữ hay, một hành động chuẩn mực… bao giờ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn học sinh. Đúng là sắc vóc sẽ phần nào đó làm cho môi trường giáo dục đẹp hơn.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để tạo sự công bằng, bình đẳng trong ngành giáo dục cũng như các ngành nghề khác thì yếu tố chiều cao không nên xem nó là một tiêu chí mà chỉ nên khuyến khích. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhất định phải lấy phẩm chất và năng lực chuyên môn, đó là gốc rễ của quá trình đào tạo.

TS. tâm lý Nguyn Văn Công

* Ngày 14-2, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã loại bỏ tiêu chí chiều cao trong đề án tuyển sinh.

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)