Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đổi mới để bắt kịp với chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Nhìn t k thi tuyn sinh vào lp 10 THPT công lp ti TP.HCM năm 2022, nhiu nhà giáo dc cho rng, hơn lúc nào hết giáo viên phi đi mi phương pháp dy hc gn vi thc tế đ thích ng vi vic kim tra đánh giá, vi Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018…


Vic dy hc hin nay phi gn vi thc tế hơn na (nh minh ha)

Dy hc phi gn lin hơn vi thc tế

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại TP.HCM năm 2022 “vừa quen, vừa lạ” khi cấu trúc, ma trận đề vẫn quen thuộc song mang tính thực tế hơn, đòi hỏi ở người học không chỉ kiến thức học thuật mà còn là kiến thức đời sống thực tế.

ThS. Phan Thế Hoài (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) cho rằng đề thi môn ngữ văn năm nay đã đặt ra vấn đề, đó là giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy thì mới có thể bắt nhịp với việc thay đổi trong kiểm tra đánh giá và theo kịp với Chương trình GDPT 2018. Dẫn chứng cho nhận định này, ThS. Phan Thế Hoài nêu lại vấn đề được đặt ra trong câu nghị luận văn học: “Tuổi trẻ ơi, trong hành trang của tuổi thanh xuân không thể thiếu những quyển sách giúp bạn hiểu thêm về chính mình”, từ đó yêu cầu học sinh bàn luận về một cuốn sách hoặc một tác phẩm văn học đã giúp em hiểu thêm chính mình. Đồng thời khẳng định, đề thi năm nay không thiên về lý luận văn học như một số đề thi tuyển sinh trước đó mà yêu cầu học sinh phải rút ra được một số bài học từ việc đọc sách hoặc các tác phẩm văn học. “Giá trị của một tác phẩm văn học bao gồm 3 yếu tố cơ bản: Chân, thiện, mỹ. Học sinh cần chứng minh được qua tác phẩm cụ thể hoặc cuốn sách mà mình yêu thích. Như vậy, nếu giáo viên quen với cách dạy đọc chép, chiếu chép hay cho học sinh học văn mẫu thì các em khó có thể giải quyết được đề thi này. Với cách thức ra đề thi như trên, buộc giáo viên phải “chuyển mình” hơn nữa trong phương pháp giảng dạy thì mới có thể thích ứng được với việc đổi mới kiểm tra đánh giá”, ThS. Phan Thế Hoài nhận định.

Tương tự, cô Nguyễn Tiến Thùy (giáo viên môn toán Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) đánh giá đề thi môn toán năm nay mang tính thực tế cao khi đề cập đến các vấn đề hiện hữu, gần gũi trong cuộc sống. Những vấn đề này hoàn toàn không xa lạ và không khó, thế nhưng, nếu học sinh không có kiến thức và hiểu biết thực tế thì sẽ rất khó để giải quyết. Từ điểm số bài thi của học sinh, cô Nguyễn Tiến Thùy chia sẻ, có thể thấy rằng các dạng toán thực tế vẫn luôn là vấn đề khó của nhiều học sinh mặc dù phương pháp giải không quá khó. Những bài làm đạt điểm dưới trung bình là các em yếu về năng lực, tư duy; những bài làm đạt điểm giỏi thể hiện tính tư duy của học sinh đối với môn học và hiểu biết thực tế. “Điều này đặt ra vấn đề phương pháp giảng dạy phải đổi mới hơn nữa, gắn liền với thực tế hơn nữa, đưa những bài toán thực tế cuộc sống vào trong toán học để rèn cho học sinh tư duy, năng lực quan sát, phân tích, giải quyết những yêu cầu của thực tế”, cô Nguyễn Tiến Thùy nhìn nhận.

Ch đng trang b thêm nhiu k năng

Theo dõi đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại TP.HCM nhiều năm qua, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá, đề thi tuyển sinh mỗi năm một sáng tạo hơn, có độ mở lớn hơn, đòi hỏi những thay đổi về phương pháp dạy học hơn. Cụ thể, để có thể thích ứng với tính mới, tính mở của đề thi, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi cho rằng giáo viên hoàn toàn có thể phối hợp cùng tổ chuyên môn để xây dựng các chủ đề học tập phù hợp. Việc dạy học theo chủ đề sẽ hỗ trợ giáo viên không chỉ trong quá trình dạy lớp 9 mà còn chuẩn bị cho sách giáo khoa mới, Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, giáo viên hoàn toàn có thể biên soạn các chủ đề về kỹ năng tương ứng với những nội dung trong cấu trúc đề thi. Các chủ đề này giúp giáo viên hệ thống hóa kiến thức, thuần thục hóa kỹ năng cho học sinh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Cạnh đó, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi cho rằng giáo viên nên dành thời gian để biên soạn đề minh họa hoặc chọn lọc nguồn sách tham khảo uy tín với những đề thi tốt được thiết kế sát với cấu trúc đề thi mà Sở GD-ĐT đã thực hiện, bởi đây là công cụ ôn tập rất hữu ích cho học sinh. “Năm học 2024-2025 sẽ là thời điểm hoàn tất việc thay sách giáo khoa đến lớp 5, lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình GDPT 2018. Điều này có nghĩa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập cũng tất yếu phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của chương trình mới. Như vậy, hơn lúc nào hết, từ bây giờ giáo viên cần trau dồi để thuần thục, nhuần nhuyễn phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chủ đề học tập. Có như vậy mới giúp giáo viên không bỡ ngỡ khi triển khai sách giáo khoa ngữ văn mới vốn có nhiều thay đổi khi được xây dựng theo trục tích hợp kỹ năng đọc – viết – nghe – nói”, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi nhấn mạnh.


Qua k thi tuyn sinh vào lp 10 THPT công lp ti TP.HCM năm nay đã đt ra nhiu yêu cu đi vi giáo viên (nh minh ha)

Đặc biệt, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi nhận định, giáo viên cần chủ động tìm hiểu tài liệu tập huấn dành cho giáo viên THCS về việc xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT. Đồng thời bám sát, cập nhật những thay đổi về định hướng kiểm tra đánh giá. Theo ông, việc hoàn thành tốt hệ thống các Module bồi dưỡng, tập huấn của Bộ GD-ĐT chuẩn bị cho việc dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình mới chỉ là điều kiện cần. Giáo viên cần nắm rõ chương trình (yêu cầu cần đạt với từng lớp, từng kỹ năng) và trang bị cho mình thêm kỹ năng phát triển chương trình, kỹ năng lựa chọn ngữ liệu sử dụng trong dạy học và kiểm tra đánh giá, kỹ năng ra đề thi đánh giá năng lực, kỹ năng dạy đọc theo thể loại văn bản, kỹ năng dạy viết theo kiểu loại văn bản. “Đây đều là những nội dung vô cùng quan trọng, là điều kiện đủ để có thể dạy học hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới”, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi nêu rõ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)