Phần lớn những nhận định về đề thi qua 2 đợt tuyển sinh ĐH-CĐ đều cho thấy năm nay Bộ GD-ĐT đã đầu tư công phu trong việc ra đề thi. Đó là lý do khiến hầu hết đề thi đều được đánh giá tuy khó nhưng hay, hợp lý, nhiều yếu tố mới.
Môn Hóa khối B (mã đề 174)
Tính toán phức tạp, khó hơn khối A
TS thi vào trường ĐH Kiến trúc TP.HCM mang theo ghế thi môn năng khiếu – Ảnh: Nghĩa Phạm
|
Phần lý thuyết: Chiếm 40%, trong đó suy luận 20% để tìm đáp án, thí sinh phải biết đọc tên hóa chất mới làm bài được (phần hữu cơ) chẳng hạn như câu 53, 60. Ở phần lý thuyết này, để đạt điểm tối đa học sinh phải học bài kỹ, biết suy luận và nhìn đáp án để loại trừ nhanh những câu không thích hợp.
Phần bài toán: Giải nhiều hệ phương trình giống như tự luận, chiếm nhiều thời gian làm bài.
Có 2 câu (câu 3 và câu 49) đề cho dư dữ liệu.
Các bài toán khó: câu 7, 9, 17, 18, 20, 21, 44, 45.
Tóm lại, đề năm nay tính toán phức tạp giống như giải toán tự luận, chắc chắn sẽ có nhiều học sinh đánh may rủi nên các câu quá khó không phân loại được học sinh giỏi, dở.
Tuy nhiên cũng có nhiều câu dễ dàng tìm ra đáp án trong thời gian rất ngắn bằng khả năng dự đoán, kết hợp với các phương án trả lời và khéo dùng phương pháp loại trừ. Chẳng hạn:
– Câu 1 – mã đề 174: đề cho X có 6C Þ B, D sai, nhờ dữ kiện 2 ancol sinh ra có số C gấp đôi Þ C sai.
– Câu 6: nhờ dữ kiện X khí Þ A, C, D sai.
– Câu 11: các phương án có HBr, NH3, HCl là các phương án sai.
– Câu 19: dễ dàng thấy (-CHO) vừa có tính [O], vừa có tính khử, khi biến thành (-COO-) và (-CH2-OH) Þ đáp án A.
– Câu 50: có (2) và (3) là sai Þ đáp án D.
– Còn khoảng hơn 10 câu hỏi giáo khoa khác cũng dễ tương tự.
Đề khó, tính toán nhiều Tại điểm thi trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), TS Bích Hà cho rằng phần Hóa hữu cơ là khá khó. TS Huỳnh Hữu thì cho biết đề Hóa khó, bài tập nhiều, lý thuyết ít, lại phải tính toán nhiều. Chiến chỉ làm được khoảng 30% nội dung. TS Uyên Thư cũng nói đề thi Hóa tương đối khó. Uyên Thư cho biết: “Đề như vậy là dài, khiến mình không đủ thời gian làm bài. Nhiều câu trong đề thi em tính đi tính lại mãi vẫn không ra đáp án”. Đăng Nguyên – Thiên Long (ghi)
|
Với các câu tính toán cũng có nhiều câu dễ, nếu thí sinh bình tĩnh, khéo léo sẽ thấy được chìa khóa giải một cách dễ dàng, chẳng hạn:
– Câu 23: thấy được n[CO2] = n[H2O] và số mol X ¹ số mol Y; số C trung bình = 2 Þ Y là C3H6.
– Câu 28: Theo đề ån[OH-] = 0,39 và ån[Al(OH)3] = 0,09 Þ
n[Al3+] = Þ x = 1,2 Þ đáp án A.
n[Al3+] = Þ x = 1,2 Þ đáp án A.
– Tương tự, còn nhiều câu tính toán cũng tương đối dễ nếu học sinh được rèn luyện kỹ lưỡng và có kỹ năng làm bài tốt.
Nếu so với đề khối A năm nay thì đề thi khối B có vẻ khó hơn. Dự đoán: 40% trên trung bình; 2 – 5% đạt 8 điểm trở lên.
Thạc sĩ Đặng Văn Thành
(Giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
(Giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Môn Địa lý vừa sức
Nội dung đề thi nằm trong chương trình SGK Địa lý 12 theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, phù hợp với cấu trúc đề thi do Cục Khảo thí ban hành, vừa sức học sinh.
Các câu III và IV.b, đòi hỏi học sinh phải có khả năng suy luận, phân tích và tổng hợp mới giải quyết được trọn vẹn các câu hỏi này. Nội dung đề thi yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ về kỹ năng thực hành địa lý và phân tích số liệu.
Đề được soạn thảo công phu, chặt chẽ và rõ ràng, không có những ý mơ hồ gây hiểu lầm cho học sinh. Nếu học sinh nắm vững kiến thức sẽ đạt điểm cao
Đặng Thị Chiếu Huyền
(GV trường TH thực hành ĐH SP TP.HCM)
(GV trường TH thực hành ĐH SP TP.HCM)
Nhiều thí sinh ra trước 1/3 thời gian
TS Nguyễn Hoài Thu (Long An) thi vào trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ở điểm thi THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM nói: “Em chỉ làm bài trong khoảng 90 phút. Trong phòng em cũng nhiều bạn làm nhanh lắm. Em dự đoán ít nhất em phải được 7 điểm”. Tại điểm thi THPT Võ Trường Toản vào trường ĐH Luật TP.HCM, nhiều TS cũng hân hoan vì làm xong bài sớm. Bạn Thu Hồng (Bình Định) nhận xét: “Câu hỏi dễ hiểu, kiến thức chủ yếu ở năm lớp 12. Tuy nhiên đề cũng hơi dài. Nhưng nếu thuộc bài thì làm trong vòng hơn 1 tiếng là xong”.
Cô Châu Thị Nguyệt – cựu giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM nhận định: “Năm nay đề Địa lý tương đối dễ, kiến thức bám sát sách giáo khoa và rải đều chương trình. Câu hỏi cũng rõ ràng, đơn giản, không đánh đố TS. Với đề này, sẽ có nhiều em được 7 – 8 điểm”.
Mỹ Quyên (ghi)
Môn Anh văn khối D (mã đề 358)
Khó nhưng không đánh đố
Cấu trúc đề thi năm nay cũng giống như đề thi những năm trước và phù hợp với cấu trúc Bộ GD-ĐT đề ra. Tuy nhiên, đề thi năm nay khó hơn rất nhiều. Thời gian làm bài phù hợp cho những học sinh có trình độ khá, giỏi.
Nội dung đề thi trải đều tất cả các vấn đề: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, kỹ năng viết.
Phần từ vựng: số từ vựng sử dụng trong bài rộng và khó. Học sinh cần phân biệt ngữ cảnh của câu cho rõ mới có được đáp án đúng.
Cấu trúc ngữ pháp: một số câu được đưa vào ở mức độ ngữ pháp nâng cao, nếu không được luyện tập học sinh phổ thông đơn thuần sẽ không làm được.
Phần đọc hiểu: 2 bài đọc hiểu (để trả lời từ câu 31 đến câu 40 và từ câu 51 đến câu 60) có đề tài chung dễ hiểu, không đi vào chuyên môn. Tuy bài có độ dài nhưng từ vựng và cấu trúc câu tương đối đơn giản. Thí sinh có thể hiểu và đoán câu trả lời chính xác tương đối dễ. Phần đọc hiểu điền từ (từ câu 71 đến câu 80) có nội dung về môi trường là một nội dung quen thuộc đối với học sinh phổ thông nên dễ chọn lựa với các đáp án phân biệt rõ ràng.
Phần chọn câu sát nghĩa với câu cho sẵn (từ câu 61 đến câu 70): tương đối khó. Không chỉ dựa vào cấu trúc chuyển đổi câu, thí sinh phải hiểu rõ ý câu gốc để tránh nhầm lẫn.
Nói chung, đề thi Tiếng Anh năm nay khó, nhưng không mang ý đánh đố, đạt yêu cầu phân hóa trình độ học sinh để tuyển sinh vào đại học.
Lê Thị Thanh Xuân
(Giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
(Giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Nhiều từ vựng mới
Bước ra khỏi điểm thi trường THPT Nguyễn Chí Thanh (thi vào trường ĐH Tài chính – Marketing), TS Huỳnh Tấn Đạt (học sinh trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai) cho biết đề thi Tiếng Anh này khá khó, có nhiều từ vựng mới khác với chương trình học. Đạt làm được khoảng 40 – 50% và cho biết đa số các TS trong phòng cũng làm được khoảng chừng này. TS Ngọc Diễm, học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt, TP.HCM cũng cho biết đề thi tương đối khó và Diễm làm được khoảng 60%.
Đăng Nguyên – Thiên Long (ghi)
Thanh Nien
Bình luận (0)