Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đổi mới đề thi theo hướng vận dụng là cần thiết!

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va thông tin, đ thi tt nghip THPT năm 2023 s tăng cưng hp lý mt s ni dung liên quan đến vn dng thc tin mt s b môn đ tng bưc phù hp vi đnh hưng đánh giá năng lc, phù hp vi mc tiêu yêu cu phát trin phm cht năng lc hc sinh theo Chương trình giáo dc ph thông 2018.


B GD-ĐT thông tin, đ thi tt nghip THPT năm nay s tăng cưng tính vn dng thc tin

Nhiều cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên THPT cho rằng sự đổi mới này là hết sức cần thiết, đặt ra cho các nhà trường yêu cầu cao hơn nữa trong đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá.

Đi mi đ thi là hoàn toàn phù hp vi xu thế

Thầy Nguyễn Hùng Khương (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) đánh giá, việc đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT theo hướng tăng cường tính vận dụng thực tiễn là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá ở các nhà trường, đặt cả người dạy và người học vào thế phải thay đổi. “Thi cử theo hướng vận dụng thực tế trước hết sẽ hạn chế được việc dạy chay, học chay. Để học sinh nhận thấy vai trò của việc học, không còn băn khoăn học môn này, môn kia để làm gì, từ đó tăng sự chủ động của các em trong việc học, tạo hứng thú cho các em với việc học…”, thầy Khương nói.

Đặc biệt, thầy Khương phân tích, yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng vận dụng thực tế đã được Bộ GD-ĐT khuyến khích các nhà trường, giáo viên thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, điều này mới chỉ đang là khuyến khích, chưa đưa vào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, do đó, ở đâu đó vẫn có tình trạng giáo viên làm đối phó, học sinh học đối phó theo hướng này. “Rõ ràng, khi đổi mới đề thi theo hướng tăng cường vận dụng thực tế thì tạo ra sự đồng bộ trong dạy học và kiểm tra đánh giá tại nhà trường với thi cử. Đổi mới này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế của các kỳ thi đánh giá năng lực của các đại học đang tổ chức. Đặc biệt, đây sẽ là lộ trình phù hợp với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT đang thực hiện năm đầu tiên”, thầy Khương đánh giá.

Trong khi đó, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) chia sẻ, từ những năm 2007, yêu cầu về đổi mới phương pháp gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá đã được Bộ GD-ĐT đặt ra. Thời điểm đó và kéo dài đến bây giờ khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quá trình đổi mới đã được các nhà trường, cấp học thực hiện sâu rộng, từng bước đồng bộ… Dù vậy, đề thi tốt nghiệp THPT hàng năm yếu tố vận dụng thực tiễn ở các bộ môn vẫn chưa cao. Do đó, việc đổi mới thi cử vẫn chưa thực sự đồng bộ với quá trình đổi mới của nhà trường, dẫn đến việc còn xuất hiện tình trạng học sinh học tủ, học lệch; giáo viên còn ngại liên hệ, vận dụng thực tế khi giảng dạy. Trong khi đó, các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, kiểm tra năng lực của một số đại học, trường đại học đã và đang đi theo hướng vận dụng chứ không đơn thuần là kiểm tra kiến thức ghi nhớ của học sinh. “Bộ GD-ĐT thông tin rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được đổi mới theo hướng tăng tính vận dụng. Tôi cho rằng điều này hết sức cần thiết. Việc đổi mới đề thi sẽ gắn liền với đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, ngày càng tiệm cận với đổi mới đồng bộ GD-ĐT mà toàn ngành đang thực hiện”, thầy Cường nhìn nhận.

Buc nhà trưng, giáo viên phi đi mi hơn na

Từ những phân tích ở trên, thầy Ngô Hùng Cường cho hay, sự đổi mới của đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ kéo theo đó hàng loạt những yếu tố đi kèm mang tính có lợi cho quá trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đó là việc bắt buộc nhà trường, giáo viên và học sinh phải chuyển động rõ rệt chứ không thể làm cho có, học cho có được nữa. “Đó là yêu cầu bắt buộc. Nếu nhà trường và thầy cô không đổi mới phương pháp, chủ động học tập để đưa bài giảng của mình gắn liền với thực tiễn thì không đáp ứng được yêu cầu; nếu học sinh không tăng cường tính tự học, vận dụng thì không đáp ứng được đề thi”, thầy Cường nhấn mạnh.


Nhiu giáo viên và cán b qun lý giáo dc đánh giá vic đi mi đ thi tt nghip THPT là cn thiết, giúp tim cn vi quá trình đi mi giáo dc đang thc hin ti các trưng

Đi từ quá trình đổi mới giáo dục tại đơn vị nhiều năm trở lại đây, thầy Đỗ Vũ Ngọc Trung (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, TP.Thủ Đức) chia sẻ, trong từng năm học, nhà trường đều đặt ra yêu cầu giáo viên phải tăng cường tính vận dụng trong dạy học các bộ môn. Quá trình giảng dạy đều hướng đến việc tăng tính trải nghiệm cho học sinh, với mục tiêu hướng đến là học sinh hiểu được rằng kiến thức môn học gần gũi với cuộc sống, phục vụ cho vấn đề gì, ứng dụng trong giải bài toán nào… “Bằng cách đổi mới này học sinh rất thích thú, giờ học sinh động, hạn chế tình trạng học sinh học vẹt, học mà không hiểu gì. Dù vậy, quá trình đổi mới này đặt ra nhiều áp lực cho thầy cô khi phải đầu tư công sức nhiều hơn, chịu khó mày mò nghiên cứu hơn, khiến một số giáo viên lớn tuổi cảm thấy ngại thay đổi”, thầy Trung cho biết.

Tuy nhiên, thầy Trung cho rằng khi đề thi tốt nghiệp THPT tăng cường tính vận dụng thì tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên đổi mới, đồng bộ hơn nữa đổi mới với kiểm tra đánh giá, thi cử. “Nhà trường sẽ phải ngồi lại để xây dựng kế hoạch ở các tổ bộ môn. Thiết kế việc dạy và học, kiểm tra đánh giá sao cho tiệm cận nhất với việc đổi mới đề thi của Bộ GD-ĐT trong năm nay”, thầy Trung thông tin thêm.

Tương tự, dù công tác đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tăng cường vận dụng đã được Trường THPT Bùi Thị Xuân thực hiện nhiều năm nay, song thầy Nguyễn Hùng Khương cho hay, tới đây các tổ bộ môn của nhà trường sẽ phải rà soát lại, có sự tính toán điều chỉnh trong cả việc dạy học và kiểm tra đánh giá để giúp học sinh chủ động, đáp ứng được với điều chỉnh đề thi của Bộ GD-ĐT.

Bài, ảnh: Long Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)