Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đổi mới giáo dục cần các tiêu chí đánh giá giáo viên mới

Tạp Chí Giáo Dục

Khi thc hin đi mi giáo dc, các tiêu chí đánh giá hc sinh đã đưc thay đi đ phù hp vi mc tiêu phát trin phm cht, năng lc hc sinh. Tuy nhiên, theo nhiu giáo viên, các tiêu chí đánh giá giáo viên li vn rt cũ k, rp khuôn, tr thành áp lc khi giáo viên đi mi.


Thay đi tiêu chí đánh giá giáo viên là cách đ giáo viên thích ng hơn vi đi mi giáo dc

Các tiêu chí đánh giá quá cũ k

Nhìn nhận về các tiêu chí đánh giá giáo viên hiện nay, hiệu trưởng một trường tiểu học chia sẻ, hiện nay khi thực hiện đổi mới giáo dục, chúng ta đã áp dụng các tiêu chí đánh giá học sinh theo hướng mới, làm sao phát huy được tối đa năng lực, phẩm chất học sinh. Điều này đòi hỏi thầy cô phải thay đổi tư duy, nhận thức, phương pháp giảng dạy cũng như cách thức đánh giá học sinh.

Bên cạnh đó, quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên cũng đã được Bộ GD-ĐT thay đổi theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu của đổi mới giáo dục. Thế nhưng, điều đáng nói là các tiêu chí để đánh giá giáo viên dường như vẫn rất cũ kỹ và bảo thủ.

“Đơn cử như danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Để được công nhận danh hiệu này, giáo viên vẫn bắt buộc phải tham gia vào các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp quận rồi cấp thành phố. Mỗi lần đến cuộc thi, giáo viên lại phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị về kế hoạch bài dạy, được nhà trường duyệt lên duyệt xuống, góp ý của cả tổ chuyên môn trước. Như vậy, danh hiệu giáo viên dạy giỏi chỉ qua một tiết dạy liệu có phù hợp, nhất là khi cách thức tiếp cận học sinh hiện nay thì không chỉ qua một tiết dạy đã có thể đánh giá được hết” – hiệu trưởng này thẳng thắn.

Theo hiệu trưởng này, tiêu chí đánh giá giáo viên giỏi đang “trói” và gây thiệt thòi cho rất nhiều giáo viên. Bởi lẽ, nhiều giáo viên dù không được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi nhưng lại đang có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, giáo dục học sinh khuyết tật, hòa nhập, được học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp tin yêu, kính trọng.

Là giáo viên từng nhiều lần tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi, được công nhận là giáo viên dạy giỏi song giáo viên một trường tiểu học tại TP.HCM thừa nhận, bản thân đã “ăn may” khi chuẩn bị tiết dạy khá chỉn chu, lưu loát. “Cuộc thi giáo viên dạy giỏi rõ ràng giúp bản thân giáo viên học hỏi được nhiều điều từ chính những nhận xét, góp ý của giám khảo chuyên môn. Thế nhưng, với cách đánh giá hiện nay chỉ thông qua một tiết dạy giáo viên đó đã có thể được công nhận là giáo viên dạy giỏi thì ngay cả khi được công nhận là giáo viên dạy giỏi cá nhân tôi vẫn thấy mình cần phải hoàn thiện, thậm chí ở nhiều mặt còn chưa bằng nhiều giáo viên trong trường” – giáo viên này bày tỏ.

Là người trong cuộc, giáo viên này cho biết cô từng nhiều lần chứng kiến đồng nghiệp mình khi tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi đã lên mạng tìm mua giải pháp dạy học và sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào trong tiết dạy. “Như vậy, với cách thức này cuộc thi giáo viên dạy giỏi đã trở nên không còn thực chất, không thể đánh giá đúng năng lực giáo viên, thậm chí là giáo viên tham gia một cách đối phó”.

Cn nhng tiêu chí đánh giá mi

Kể lại câu chuyện khi tham gia học trong lớp cử nhân quản lý giáo dục với học phần công tác chủ nhiệm, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) chia sẻ, điều khiến thầy và nhiều giáo viên khác trong lớp bất ngờ là chính cuối khóa học, giảng viên đã xin lỗi các học viên vì… 30 năm dạy học cô chưa từng làm công tác chủ nhiệm.

“Tôi cho rằng việc đánh giá giáo viên hiện nay cũng vậy. Một giáo viên giỏi hay chưa giỏi không thể chỉ được đánh giá qua một tiết dạy với những giám khảo mà không chắc rằng đã từng có nhiều giải pháp tích cực trong dạy học. Hay chỉ là đánh giá qua việc vận dụng những lý thuyết suông. Việc đánh giá giáo viên phải là cả một quá trình, từ kết quả dạy học của giáo viên đó mà trái ngọt chính là thành quả học tập, rèn luyện của học sinh” – thầy Huỳnh Thanh Phú nhìn nhận.


Các tiêu chí đánh giá hc sinh đã khác đòi hi tiêu chí đánh giá giáo viên cũng phi thay đi cho phù hp

Nhìn lại sự chuyển động của giáo dục trong một thập niên trở lại đây, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục, thầy Huỳnh Thanh Phú khẳng định, các thông tư, quy định của ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, từ cách đánh giá học sinh, các quy chuẩn về nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do vậy, cần có một cái nhìn tổng quan, tổng thể để đánh giá giáo viên với các bộ tiêu chí khác chứ không thể rập khuôn theo các tiêu chí cũ để áp dụng đánh giá giáo viên hiện nay.

Chung quan điểm, hiệu trưởng một trường tiểu học Q.1 cũng cho rằng cần có những tiêu chí đánh giá giáo viên mới, thay đổi các tiêu chí đánh giá giáo viên đã không còn phù hợp để không chỉ phù hợp trong đổi mới giáo dục mà còn góp phần khích lệ, động viên giáo viên.

“Trong bối cảnh hiện nay, việc đánh giá học sinh đã cần góc nhìn và phương pháp khác. Ngay cả các tình huống sư phạm mà giáo viên phải ứng xử cũng đã khác. Điều này đòi hỏi thầy cô không chỉ có chuyên môn vững vàng mà còn phải là nghiệp vụ sư phạm, tình yêu nghề, yêu trò. Đòi hỏi giáo viên phải không ngừng vận động, đổi mới cả về phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận học sinh. Như thế, nếu chỉ qua một tiết dạy trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi thì không thể nào đánh giá được hết năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của một giáo viên” – hiệu trưởng này phân tích.

Đồng thời bà khẳng định, nếu các tiêu chí đánh giá giáo viên vẫn rập khuôn như hiện nay thì không chỉ tạo ra tính hình thức, mà còn là rào cản để chúng ta ghi nhận những thành tích của giáo viên một cách kịp thời, bởi danh hiệu giáo viên dạy giỏi vẫn luôn là một trong những tiêu chí để giáo viên được bình xét các danh hiệu khác.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)