Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đổi mới giáo dục cần được “gỡ khó”

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa like (thích), share (chia s) tr thành mt trong nhng tiêu chí trong vic đánh giá hoàn thành nhim v hc tp ca hc sinh là hình thc đi mi nên áp dng, song cn xây dng đưc “khung” đánh giá phù hp, đ hc sinh va thích thú, va to tính công bng, tránh lm dng.


Giáo viên hi
n nay cn đưc “g khó” nhiu hơn trong đi mi giáo dc (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Đánh giá qua like, share phi có tiêu chí rõ ràng

Việc học sinh đăng sản phẩm học tập trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… thực chất là một việc làm rất bình thường và nên khuyến khích. Bởi lẽ việc làm đó giúp các sản phẩm học tập có sức lan tỏa mạnh hơn, trở thành nguồn học liệu tham khảo cho các bạn học sinh khác; sản phẩm học tập ấy cũng giúp khẳng định năng lực học sinh, từ đó tạo ra động lực học tập cho các em. Nói cách khác, việc lan tỏa sản phẩm học tập đúng cách sẽ làm học sinh tự hào với công sức của mình, góp phần khẳng định giá trị của học sinh và xa hơn nữa là “thương hiệu” của ngôi trường các em đang theo học.

Đối với việc giáo viên chấm điểm dựa trên số like, share các bài viết về sản phẩm học tập của học sinh, cần nhìn nhận bản chất của việc làm này là tạo động lực cho học sinh thực hiện sản phẩm tốt nhất có thể, tạo hứng thú cho các em khi có dịp được “khoe” sản phẩm học tập của mình với người khác, gia đình, bạn bè… Câu chuyện tiếp theo là có nên xem việc này là một tiêu chí để đánh giá sản phẩm học tập hay không (bên cạnh các tiêu chí về nội dung). Về mặt nguyên tắc là hoàn toàn có thể, việc tăng tương tác trên mạng xã hội là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh, chỉ cần có sự thống nhất từ trước khi bắt đầu dự án. Tuy nhiên, thay vì xây dựng một bảng tiêu chí chi tiết, một số giáo viên lại chỉ đơn giản xếp hạng số lượng tương tác để chấm điểm học sinh. Cách đánh giá này có lẽ phù hợp trong các lĩnh vực giải trí hơn là giáo dục.


Khi đưa h
 thng LMS vào dy và hc, nhà trưng cn thc hin tt công tác truyn thông vi ph huynh hc sinh (nh minh ha)Ảnh: Y.Hoa

Giáo viên nên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá phù hợp, dựa trên nguyện vọng và năng lực của học sinh. Chẳng hạn, vẫn giữ việc tính lượt like/share/comment như trường hợp trên, bên cạnh các tiêu chí về nội dung, hình thức sản phẩm, giáo viên có thể xây dựng thêm tiêu chí “Mức độ lan tỏa” với điểm tối đa là 10 (trong thang 100 của dự án). Trong đó có các chỉ số nhỏ hơn như: từ 0-100 like: 5 điểm; trên 100 like: 10 điểm. Như thế vừa kích thích tinh thần làm việc, vừa hạn chế tâm lý “chạy đua” tương tác, mà quên đi chất lượng thực sự của sản phẩm học tập.

“G khó” cho LMS

Ving dng LMS nói riêng, chuyn đi s trong giáo dc nói chung rt cn thi gian đ tìm đưc phương thc vn hành phù hp vi điu kin thc tế ca tng đa phương, tng trưng.

Sử dụng hệ thống LMS (Learning Management System) trong quản lý nội dung dạy học trực tuyến ở trường phổ thông là xu thế tất yếu của thời đại, nhất là khi ngành giáo dục đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc triển khai LMS hiện nay vẫn chưa đồng bộ, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do cán bộ quản lý chưa làm cho giáo viên hiểu được sự cần thiết của LMS trong dạy học. Chính vì vậy, thầy cô khi trực tiếp sử dụng LMS vẫn chưa khai thác hết sức mạnh của hệ thống. Nhiều trường chỉ nói chung chung với giáo viên về việc “đưa bài lên hệ thống”, nhưng không nói rõ là đưa nội dung gì, đưa nội dung đó lên rồi thì thời lượng trực tiếp ở trường sẽ làm gì, học sinh học như thế nào khi chừng đó môn học cùng lúc đưa lên hệ thống… Chúng ta phấn đấu khoảng 35% nội dung chương trình giáo dục có thể thực hiện trên LMS, vậy học sinh sẽ lấy thời gian ở đâu để thực hiện các nhiệm vụ trực tuyến và giáo viên sẽ dùng quỹ thời gian nào để soạn học liệu và thiết kế nhiệm vụ học tập cho 35% đó? Đây là một thực tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có tầm nhìn trong tổ chức dạy học trực tuyến. Hiện nay, tại TP.HCM đã có một số trường THPT quyết liệt ứng dụng LMS triệt để. Chẳng hạn, quy định số tiết theo tuần của môn A là 4 tiết, trường chỉ sắp xếp dạy trực tiếp 3 tiết, còn 1 tiết sẽ thực hiện trên LMS (bài tập, thực hành, mở rộng…). Nhờ đó, số tiết thực học và thực dạy sẽ giảm đi, nếu thời khóa biểu xếp khéo thì học sinh còn có thể nghỉ học hoàn toàn ngày thứ bảy, chứ không cần phải kéo dài tuần học đến sáng thứ bảy như đa số các trường hiện nay. Như thế mới là khai thác đúng đắn sức mạnh của LMS, cũng như tinh thần của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Nguyên nhân thứ hai là công tác truyền thông với học sinh và phụ huynh còn chưa tốt. Nếu nhà trường không nói rõ, sẽ làm cho xã hội nghĩ là ngành giáo dục đang “ép” học sinh học trực tuyến ngay cả khi học trực tiếp. Thực ra, với các nhiệm vụ trên LMS, học sinh chỉ đang thực hiện những việc làm mà trước nay các em vẫn làm: chuẩn bị bài mới, làm bài tập… Điểm khác biệt chỉ là trước đây các em làm ra giấy, thì nay làm trên các công cụ trực tuyến. Vì vậy, việc làm này thực chất là thay đổi về mặt hình thức của một nhiệm vụ học bình thường mà thôi. Việc sử dụng LMS đúng cách còn giúp phụ huynh quản lý được quá trình học tập của con mình, khi có thể dễ dàng kiểm tra các nhiệm vụ (tương đương báo bài), mức độ hoàn thành nhiệm vụ (điểm số)… Tất nhiên, việc ứng dụng LMS nói riêng, chuyển đổi số trong giáo dục nói chung rất cần thời gian để tìm được phương thức vận hành phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, từng trường. Và trong quá trình đó, rất cần cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp, phụ huynh và học sinh phối hợp với nhau. Có như vậy mọi chủ trương của ngành mới phát huy hết ý nghĩa của nó.

ThS. Phan Duy Khôi
(ging viên Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

Bình luận (0)