Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đổi mới giáo dục ở TP.HCM: Hiệu quả từ “đi trước, đón đầu”

Tạp Chí Giáo Dục

Đổi mới giáo dục ở TP.HCM: Hiệu quả từ “đi trước, đón đầu” - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đổi mới giáo dục ở TP.HCM: Hiệu quả từ “đi trước, đón đầu” Audio

T năm 2014 – TP.HCM đưc biết đến là đa phương dám “phá cách” vi nhng đ thi toán, ng văn đy mi m trong k thi tuyn sinh vào lp 10. S đi mi vp phi nhiu dư lun xã hi, phn ng ca ph huynh, hc sinh và các nhà trưng.

TP.HCM có nhiều thuận lợi khi triển khai Chương trình GDPT 2018 từ việc “đi trước đón đầu”

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM chia sẻ: Những năm 2014, bản thân “rất áp lực” khi duyệt đề thi ngữ văn vì đề rất lạ, khác hẳn với những đề đơn thuần… Thậm chí, thời điểm đó cứ mở báo ra là thấy than chê về đề thi, rằng áp lực học sinh, sao lại thi ngoài sách giáo khoa…

Dy và thi gn vi thc tế

Những bài toán thực tế lần lượt xuất hiện trong đề thi toán tuyển sinh vào lớp 10 của TP.HCM từ những năm 2014 đã trở thành “điểm nóng” của dư luận, thầy cô và các nhà trường. Loay hoay thích ứng là những gì mà cả thầy và trò các trường THCS khi đó phải đối diện trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn học.

“Thời điểm bắt đầu đưa toán thực tế vào giảng dạy, chính bản thân giáo viên còn lúng túng, chứ nói gì đến học sinh. Bởi vì trước đó cả thầy và trò đều chỉ quen việc dạy và học bám theo công thức, sách giáo khoa dạy gì thì thầy dạy thế, trò học vậy và sử dụng công thức để tính toán. Tuy nhiên với toán thực tế thì buộc giáo viên phải thay đổi cách dạy, để học sinh biết nhìn ra kiến thức toán học từ các vấn đề thực tế để vận dụng giải. Nói một cách nôm na dễ hiểu tức là dạy và học không còn dạy chay nữa…” – thầy Đặng Hữu Trí – Tổ trưởng Tổ toán, Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) nhớ lại.

Thầy Trịnh Quang Huy – Tổ trưởng Tổ toán, Trường THCS Lữ Gia (quận 11) kể, những năm đầu mới đổi mới cách ra đề thi toán tuyển sinh vào lớp 10 theo dạng bài toán thực tế, điểm thi toán của học sinh cực kỳ thấp, luôn từ 50-60% học sinh dưới điểm trung bình môn toán. Giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh đều lo lắng, hoang mang, “sốt ruột”.

“Tổ chuyên môn phải họp liên tục, mỗi thầy cô khi đó đều phải mày mò, học hỏi từ nhiều nguồn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá tiếp cận với hướng thực tế cho học sinh từ sớm ngay ở khối lớp 6 chứ không phải đợi đến khi lớp 9. Qua từng năm, tỷ lệ học sinh dưới trung bình có giảm, số học sinh đạt điểm cao ở môn toán có tăng, tuy nhiên toán thực tế vẫn luôn là áp lực với giáo viên” – thầy Huy kể.

Nhìn lại hành trình đổi mới giáo dục TP.HCM sau hơn 10 năm, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM kể, bản thân từng rất “áp lực” khi duyệt các đề văn tuyển sinh vào lớp 10.

Chuyên viên phụ trách môn văn của thành phố khi đó đưa rất nhiều đề “lạ”, khác hẳn những đề đơn thuần mà ông đã đọc trước khi bước vào duyệt đề. Thế nhưng, chuyên viên sở kiên quyết phải làm như thế thì học sinh mới yêu thích môn văn, còn nếu học văn mà cứ phải nhớ bài này, học thuộc tác phẩm kia thì sẽ thui chột sự sáng tạo của học sinh.

Đi mi phi thc cht

5 năm trước, khi đưa giáo dục STEM vào trường học cho học sinh gặp không ít khó khăn, song đến nay, STEM lại trở thành hoạt động giáo dục mà học sinh rất hứng thú khi học, thầy cô rất sáng tạo…

Điều này cho thấy rằng trong quá trình thực hiện đổi mới, chắc chắn không tránh khỏi khó khăn, từ cả đội ngũ, phụ huynh học sinh. Vai trò của hiệu trưởng phải làm sao để cho đội ngũ hiểu, đồng hành, phụ huynh chia sẻ. Muốn vậy thì phải đổi mới một cách thực chất, mang lại những thụ hưởng cho chính học sinh…”, thầy Trần Tấn Tài – Hiệu trưởng Trường THCS Lý Phong, quận 5 bày tỏ.

“Những năm đầu mạnh dạn đổi mới cách dạy học và thi cử, kiểm tra đánh giá, đề thi đều vấp nhiều ý kiến khen, chê, cực kỳ áp lực. Khi đó, dư luận hay đặt ra câu hỏi là vì sao lại ra đề thi ngoài sách giáo khoa, tại sao toán lại phải thực tế khác nào đánh đố học sinh. Nhưng với định hướng vì học sinh, làm sao giúp việc dạy và học đi vào thực chất, TP.HCM vẫn kiên định và kiên quyết làm” – ông Hiếu chia sẻ.

Kiên đnh “đi trưc, đón đu”

Cũng chính từ sự kiên định, “đi trước đón đầu”, không ngại khó mà đến thời điểm này những đổi mới của TP.HCM đã trở thành điểm sáng của cả nước. Thậm chí, từ những phản ứng ban đầu đến nay những đổi mới của TP.HCM đang dần trở thành xu hướng của đổi mới. Bộ GD-ĐT đã có chỉ đạo đến năm 2025, ngữ liệu trong đề thi ngữ văn sẽ không nằm trong sách giáo khoa…

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chủ trương đổi mới là một chuyện nhưng giáo viên có dám đổi mới hay không lại là câu chuyện ngành giáo dục phải tạo cơ chế, cởi bỏ áp lực thành tích cho giáo viên, phải tập huấn, bồi dưỡng, phải thay đổi cả về đánh giá giáo viên…

Những năm 2014, khi bắt đầu định hướng đổi mới, TP.HCM không làm ồ ạt mà từng bước, song song với chú trọng bồi dưỡng đội ngũ. Đặc biệt là yêu cầu các địa phương, nhà trường thay đổi tiêu chí, hình thức đánh giá giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạn đổi mới, không lấy điểm số của học sinh để làm tiêu chí đánh giá giáo viên.

Tiếp tc tp trung tháo g tr lc khi đi mi

“Để đổi mới thành công, trước hết phải thay đổi tư duy của cán bộ quản lý. Dám thực hiện đổi mới, sáng tạo, trao quyền, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động thực hiện đổi mới sáng tạo, hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua chính những trải nghiệm trong hoạt động dạy và học…

Trong khi, thực tế cho thấy, vẫn còn bộ phận hiệu trưởng, hiệu phó chưa nắm kỹ về tinh thần, quan điểm của đổi mới theo Chương trình GDPT 2018 dẫn đến tình trạng còn đánh giá giáo viên chưa đạt yêu cầu khi chưa dạy hết sách giáo khoa, thậm chí trở thành trở lực khi thực hiện chương trình. TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ triệt để vấn đề này”, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nêu.

“Việc đi trước đón đầu trong đổi mới giáo dục đã trở thành thuận lợi rất lớn cho TP.HCM khi triển khai Chương trình GDPT 2018. Có thể thấy qua một lộ trình triển khai chương trình từ lớp 1 đến lớp 12, giáo viên thành phố luôn chủ động, mạnh dạn, sáng tạo còn học sinh thì tự tin, dám thể hiện quan điểm…” – ông Hiếu đánh giá.

Từ thực tế giảng dạy tại nhà trường, theo cô Lê Thị Tuyết Lan – giáo viên ngữ văn, Trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú), ngữ văn là môn học TP.HCM có sự chuyển mình rõ nét nhất khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Các phương pháp dạy học tích cực, kiểm tra theo hướng mở… được giáo viên vận dụng linh hoạt, không hề lúng túng.

“TP.HCM đã thực hiện đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo hướng phát huy phẩm chất năng lực học sinh từ rất sớm, chứ không phải chờ đến khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đây chính là thuận lợi rất lớn để giáo viên làm chủ khi thực hiện chương trình mới, thầy cô mạnh dạn dạy học không đóng khung vào trang sách mà trao hướng mở cho học sinh” – cô Lan phân tích.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)