Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đổi mới mạnh mẽ việc dạy học lịch sử ở tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Sân khu hóa, hc qua nhc kch, gn vi STEM… là nhng cách hc lch s đy thú v dành cho hc sinh tiu hc đưc ngành giáo dc TP.HCM mnh dn đi mi trong năm hc. S mnh dn tiên phong này đưc đánh giá là mt trong 10 du n đc sc ca ngành giáo dc TP.HCM năm 2023.


Ngành giáo dc TP.HCM đi mi mnh m vic dy lch s cho hc sinh tiu hc

Năm học 2022-2023, lần đầu tiên ngành giáo dục TP.HCM tổ chức cuộc thi Nhạc kịch tiếng Anh về lịch sử Việt Nam. Cuộc thi đã tạo ra sức lan tỏa lớn, thu hút đông đảo học sinh các trường tiểu học trên toàn thành phố tham gia. Bằng năng lực tiếng Anh, thầy trò các nhà trường đã xây dựng những vở nhạc kịch tái hiện lại các câu chuyện lịch sử, những nhân vật lịch sử… “Tôi khá bất ngờ khi trong lần đầu tiên phát động cuộc thi, các phần thi của mỗi trường lại gây nhiều ấn tượng mạnh như vậy. Thông qua nhiều hình thức thể hiện như cải lương, dân ca, âm nhạc hiện đại, các tiết mục đã tái hiện hành trình lịch sử dân tộc trải dài từ thời dựng nước đến giai đoạn chống Pháp, Mỹ. Bên cạnh năng lực sử dụng tiếng Anh, các tiết mục đã thể hiện khả năng biểu diễn xuất sắc của học sinh, qua đó góp thêm tiếng nói tự hào và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước đối với thế hệ trẻ”, bà Lâm Hồng Lãm Thúy (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá.

Nhìn lại hành trình các trường tiểu học trên địa bàn quận tham gia trong cuộc thi Nhạc kịch tiếng Anh về lịch sử Việt Nam, ông Trịnh Vĩnh Thanh (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp) phấn khởi, các em học sinh vô cùng hào hứng khi được học lịch sử bằng một cách rất mới, rất khác thông qua tiếng Anh. Giáo viên cũng được tiếp cận với một phương pháp dạy học mới – dạy lịch sử bằng tiếng Anh, dạy tiếng Anh thông qua sân khấu hóa về lịch sử… Qua đó giúp thầy cô mạnh dạn, tự tin hơn trong đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh đánh giá, cuộc thi Nhạc kịch tiếng Anh về lịch sử Việt Nam đã tạo thêm sân chơi đầy mới mẻ cho học sinh tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, giúp các em ôn lại lịch sử truyền thống của dân tộc, đồng thời thể hiện năng lực sử dụng tiếng Anh trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế. “Tôi cho rằng việc lồng ghép học ngoại ngữ với giáo dục truyền thống dân tộc là cách làm mới mẻ, cần thiết, qua đó phát huy được vai trò của công tác xã hội hóa, sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”, ông Trịnh Vĩnh Thanh nói.

Tiếp nối thành công của cuộc thi trên, năm học 2023-2024, ngành giáo dục TP.HCM đã triển khai Ngày hội Em yêu sử Việt. Lần đầu tiên học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố được tham gia nhiều hoạt động bổ ích với đa dạng trò chơi từ vận động đến kiểm tra kiến thức để tìm hiểu lịch sử. Ngày hội nhằm đa dạng hóa các hình thức học tập, tạo điều kiện để học sinh giao lưu tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; tạo sân chơi cho học sinh, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.


Dy lch s gn vi STEM là hình thc đy mi m, hp dn hc sinh

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, ngành giáo dục TP.HCM mong muốn thay đổi cách dạy và học lịch sử làm sao để các em học sinh yêu thích lịch sử thông qua các hoạt động trải nghiệm. Một trong 5 phẩm chất đặt ra với học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đó là yêu nước. Nhưng để tuyên truyền lòng yêu nước bằng các bài học khô khan thì khó truyền tải đến học sinh. Do đó, khi tham gia ngày hội với nhiều hoạt động liên quan đến lịch sử, các em sẽ được trải nghiệm, từ đó thấu hiểu hơn về lịch sử dân tộc. Hy vọng qua ngày hội này, các trường sẽ thay đổi phương pháp giáo dục để làm sao giờ học lịch sử trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú với học sinh.

Không chỉ đổi mới việc dạy và học lịch sử qua các cuộc thi, sân khấu hóa, hình ảnh trực quan sinh động, để làm mới môn lịch sử, đưa lịch sử đến gần hơn với học sinh, nhiều trường tiểu học tại TP.HCM còn gắn lịch sử với việc học STEM khiến môn học trở nên đầy hấp dẫn. Đơn cử, mới đây, gần 1.500 học Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) hào hứng tham gia Ngày hội sáng tạo STEM với chủ đề “Tự hào công dân TP.HCM”. Ngày hội được thiết kế với 12 trạm trải nghiệm. Trong đó, từ trạm 1 đến trạm 5 học sinh được sáng tạo túi, bưu thiếp, bookmark về thành phố em yêu; lắp ráp lego theo chủ đề thành phố mơ ước; tham gia rung chuông vàng về chủ đề TP.HCM; đọc sách. Từ trạm 6 đến trạm 12 mang đến cho học sinh những trải nghiệm về STEM robot, lập trình – học sinh vận dụng kiến thức về lập trình code, trải nghiệm lập trình game, tạo sản phẩm 3D về thành phố. Ngoài ra, học sinh còn trang trí poster, sáng chế máy bay từ que kem, trải nghiệm kính thực tế ảo… Sau khi hoàn thành các trạm, học sinh được bốc thăm đổi quà.

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ, lựa chọn chủ đề “Tự hào công dân TP.HCM” trong Ngày hội sáng tạo STEM, nhà trường mong muốn làm mới việc học tập, tìm hiểu về lịch sử TP.HCM cho học sinh thông qua những trò chơi, trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt, kiến thức lịch sử khi được học sinh nhìn qua lăng kính của STEM từ việc tự lắp ráp ra thành phố mơ ước, vườn bách thú trong mơ, trang trí poster thành phố tương lai, tạo sản phẩm 3D sáng tạo về thành phố… trong ngày hội lại đưa các em tiếp cận với kỹ năng số, trở thành công dân số, khơi lên trong các em những ước mơ hướng đến xây dựng TP.HCM ngày càng đẹp… “Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học, với nội dung giáo dục địa phương, nhà trường luôn tổ chức đa dạng các hoạt động để trang bị cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về địa phương, TP.HCM nơi các em đang sinh sống, thêm yêu và tự hào về thành phố. Ngày hội sáng tạo STEM là hoạt động nằm trong chuỗi các nội dung giáo dục đó. Qua đó cũng giúp các em ham thích việc học lịch sử hơn”, cô Đỗ Ngọc Chi bày tỏ.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)