Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đổi mới sáng tạo trong khu vực công

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đi mi sáng to (ĐMST), chuyn đi s lĩnh vc công đang tr thành nhu cu bc thiết hin nay. Đ thc hin cn có nhng ý tưng, gii pháp mi và tinh thn khi to t đi ngũ công chc, viên chc tr.


Đi mi sáng to trong khu vc công s kéo theo s phát tri khu vc tư, to môi trưng năng đng thu hút ngun nhân lc tr, sáng to mang li giá tr cho xã hi

TS. Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM) cho rằng trước các thách thức của xã hội cần giải quyết, ĐMST ở khu vực công là chìa khóa thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ, từ đó thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển bền vững. Qua đó có thể làm hài lòng người dân, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số.

Nhng rào cn ln cn phá d

ĐMST khu vực công còn chậm triển khai do gặp phải những rào cản lớn như ngại đổi mới, thiếu tinh thần khởi tạo, thiếu chiến lược ĐMST. Để phá dỡ rào cản này cần xây dựng văn hóa ĐMST nhưng không thể trong “một sớm một chiều” mà phải từng bước, có lộ trình cụ thể, rõ ràng. “ĐMST ở khu vực công sẽ kéo theo sự phát triển ở khu vực tư, tạo môi trường năng động thu hút nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo mang lại giá trị cho xã hội. Tuy nhiên, công nghệ cũng chỉ là công cụ và cái chính là cách khơi gợi vấn đề từ công chức, viên chức trẻ trong cụm hành chính sự nghiệp. ĐMST nhưng không được áp dụng, nghĩa là đổi mới đó không thiết thực với xã hội”, TS. Nguyễn Việt Dũng lưu ý.

Tại buổi trao đổi, chia sẻ về thực trạng và giải pháp ĐMST ở khu vực công do Sở KH-CN TP.HCM và Đoàn khối Dân – Chính – Đảng TP.HCM phối hợp tổ chức mới đây, nhiều đoàn viên thanh niên đặt câu hỏi: “Làm thế nào để thúc đẩy ĐMST trong khu vực công nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân trong điều kiện nguồn lực có hạn?”. Trả lời câu hỏi này của các đoàn viên thanh niên, TS. Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh, bản thân công chức, viên chức trẻ cần xây dựng văn hóa ĐMST bằng cách xây dựng phẩm chất tinh thần khởi tạo; Xây dựng phương châm hợp tác ĐMST và ĐMST mở; Xây dựng phương pháp, kỹ năng thực hành ĐMST. Từ các vấn đề đã xác định, tiến hành xây dựng ý tưởng, giải pháp, sau đó ươm tạo giải pháp, thử sai liên tục để hoàn thiện. Đồng thời tiếp tục học hỏi để cải tiến và phát triển. Xây dựng văn hóa ĐMST; Nâng cao nhận thức đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức trẻ trong các cơ quan, đơn vị; Xây dựng chính sách khuyến khích ĐMST… là những nội dung cốt lõi để thúc đẩy ĐMST trong lĩnh vực công.

Để làm được điều này, mỗi cá nhân tự nhìn lại mình, thử xem có cách nào làm tốt hơn không, có dám mạo hiểm chấp nhận làm thử hay không. Vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên cũng cần được phát huy trong hoạt động xây dựng các mô hình sáng tạo nhằm rèn luyện năng lực phản xạ, suy nghĩ những hướng đi ĐMST cũng như phát huy tính chủ động trong chia sẻ, học tập kinh nghiệm. Bên cạnh cá nhân, vai trò tập thể, người đứng đầu cũng rất quan trọng. Cụ thể là chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược ĐMST để định vị được mình ở đâu trong thời điểm hiện tại và định hướng tương lai như thế nào.

Nhu cu cp bách tiến đến xây dng đô th thông minh

PGS.TS Trương Gia Bình (Chủ tịch Hội đồng sáng lập Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam – Vinasa) đánh giá, hiện nay chuyển đổi số trong khu vực công diễn ra khá chậm, cần sớm khắc phục bằng những giải pháp công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của người dân. Tương tự, các nhà chuyên môn cũng nhìn nhận chuyển đổi số ở lĩnh vực công chỉ mới nhóm lên trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, tuy nhiên, thời gian đầu ứng dụng vẫn còn lúng túng ở một số nơi. Vì vậy, ĐMST, chuyển đổi số trong khu vực công đang là nhu cầu cấp bách, đặc biệt là khi TP.HCM tiến đến xây dựng đô thị thông minh.

Trin khai 6 chương trình ưu tiên phc v phát trin kinh tế – xã hi ca thành ph

Thực tế, nhiều giải pháp công nghệ có sẵn, có giá trị xã hội cao nhưng chưa được khai thác, sử dụng hợp lý để phục vụ xã hội. Hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công không chỉ giới hạn qua đầu tư công mà còn có thể thực hiện bằng các mô hình hợp tác công tư hoặc các nguồn lực xã hội khác nên đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ. Hiện Sở KH-CN TP.HCM đang thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước như: Xây dựng và phát triển nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM; Xây dựng và vận hành thử nghiệm nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM (HCMC Open Innovation Platform – H.OIP); Phát triển hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Xây dựng đề cương “Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân tại Sở KH-CN TP.HCM”; Hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển khoa học – công nghệ phục vụ chuyển đổi số. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai 6 chương trình ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, gồm: Phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số; Phát triển, ứng dụng công nghệ công nghiệp; Phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; Phát triển, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; Ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị; Vườn ươm khoa học và công nghệ trẻ.

TS. Nguyn Vit Dũng
(Giám đc S KH-CN TP.HCM)

Trước nhu cầu về giải pháp công nghệ cho quản lý Nhà nước của các địa phương, Sở KH-CN TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các quận/huyện, TP.Thủ Đức để tìm hiểu, tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh các hoạt động ĐMST, ứng dụng khoa học – công nghệ trong khu vực công. “Chúng tôi rất mong các trường ĐH, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp và các địa phương đồng hành với Sở KH-CN TP.HCM, hợp tác tìm kiếm và triển khai thử nghiệm các giải pháp vừa giúp cho khu vực công vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Về giải pháp công nghệ, Sở KH-CN TP.HCM sẽ hỗ trợ các quận/huyện, TP.Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học – công nghệ, đặt hàng nhiệm vụ với các nhu cầu nội dung, đề xuất chi tiết. Bên cạnh sự hỗ trợ của Sở KH-CN TP.HCM, các địa phương phải xác định nhiệm vụ cần giải quyết để tìm giải pháp công nghệ phù hợp và phải quyết tâm thực hiện, nếu không ĐMST, chuyển đổi số chỉ là khẩu hiệu”, TS. Nguyễn Việt Dũng nói.

Được biết, qua phối hợp với Sở KH-CN TP.HCM về tìm kiếm giải pháp công nghệ cho hệ thống quản lý tập trung các đơn vị kinh tế, sản phẩm dự kiến của UBND Q.11 là cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã. Sản phẩm này có các tiêu chí phù hợp và đáp ứng được nhu cầu quản lý Nhà nước của quận. Đồng thời là công cụ cập nhật thông tin từ các đầu mối, tương tác được với cơ quan thuế, thông tin vị trí doanh nghiệp trên nền bản đồ GIS, thống kê, báo cáo…

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)