Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Đi mi chương trình dy hc không ch đi mi phương pháp mà còn phi đi mi mc đích, đó là hc sinh (HS) làm đưc gì thông qua vic hc ch không phi các em hc đưc gì thông qua vic dy ca thy cô.

Tiết học thực hành theo hướng tiếp cận năng lực tại Trường THPT Quang Trung – Nguyn Hu (TP.HCM). Ảnh: T.L

Đây chính là nội dung cốt yếu trong đổi mới giáo dục trung học và người giữ vị trí quan trọng trong việc triển khai phương pháp mới này không ai khác là giáo viên đứng lớp.

Hc sinh làm đưc gì thông qua vic hc?

Đánh giá về thực trạng dạy học hiện nay, các chuyên gia giáo dục vẫn thừa nhận những bất cập về mục tiêu, chương trình đào tạo làm cản bước tiến của việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện Quản lý giáo dục), xuất phát từ phương pháp kiểm tra, đánh giá ở nhà trường chủ yếu tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp còn khuôn mẫu, thiếu tính đa dạng gây nên sự nhàm chán trong học tập, không phát huy cao nhất năng lực người học. Hầu hết người thầy chỉ “chăm chăm” vào việc học sinh dung nạp được những tri thức nào mà “quên” đi việc các em thực hiện và trải nghiệm được gì thông qua lượng tri thức đó. Cũng theo TS. Dung, bệnh chạy theo thành tích đã “bóp méo” các hoạt động dạy học, coi trọng điểm số hơn những gì mà học sinh “tiêu hóa” được thông qua kiến thức. Vì thế không có con đường nào khác là cần tập trung nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết hợp với phương pháp dạy học, thiết kế lại chương trình đào tạo, chú trọng mục tiêu hình thành năng lực cho người học chứ không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức. Theo đó, giáo viên phải vận dụng dạy học tùy thuộc vào tình huống, dạy học sinh định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý. Trong khâu kiểm tra đánh giá không đi theo lối mòn mà chú trọng năng lực học sinh, nhất là tư duy sáng tạo để vận dụng giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, tránh hiện tượng “lệch pha” theo kiểu học một đường áp dụng một nẻo. Muốn vậy các môn học trong nhà trường phổ thông cần thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực cá nhân. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và việc đánh giá chỉ nhằm mục đích định hướng cho người học phương pháp và con đường học tập tiếp tục chứ không phải cân-đong-đo-đếm tri thức nhiều hay ít…

Còn theo ý kiến TS. Hoàng Thị Tuyết (Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cần phải xác định rõ ràng, cụ thể hướng tiếp cận rồi mới xây dựng bộ trắc nghiệm, đánh giá chuẩn và muốn làm tốt được điều này thì rất cần thiết làm theo xu hướng quốc tế.  Tiếp cận theo hướng năng lực thực chất là tiếp cận đầu ra, có điều đầu ra là các năng lực chung, tiếp cận về mặt kiến thức hay về mặt năng lực. Tiếp cận theo hướng năng lực là xu hướng mới nhất hiện nay để nhà trường hình dung học sinh trước khi ra trường phải có được những năng lực như thế nào để các em ứng phó được với cuộc sống bên ngoài bên cạnh năng lực chung mà ai cũng phải có như văn, toán, sáng tạo, phê phán…

Yêu cu t ngành giáo dc

Mục tiêu giáo dục của chương trình định hướng năng lực là kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát được, thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục. Nội dung giáo dục là những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. Với chương trình này, giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức; trong đó, chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết các vấn đề, khả năng giao tiếp và chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành.

Nhiu ý kiến cho rng, đ đi mi vic kim tra đánh giá hc sinh theo hưng tiếp cn năng lc thì phi bt đu t chính ý thc ca giáo viên và cán b qun lý. Đây là vn đ khó và cn có thi gian. Ví d, trong bài thc hành thì ch yếu đánh giá năng lc thc nghim. Trong bài lên lp hình thành kiến thc mi thì có th đánh giá các năng lc h thng hóa kiến thc, năng lc vn dng kiến thc vào các tình hung khác nhau.  C th, nhà trưng t chc cho giáo viên rà soát li ni dung chương trình, sách giáo khoa, điu chnh ni dung dy hc theo hưng tinh gin. Nghĩa là, tinh gin kiến th lp trên nếu lp dưi đã đưc hc đy đ hoc b sung thêm đ đy đ

Khác với việc chỉ học lý thuyết trên lớp học, chương trình định hướng năng lực sẽ tổ chức các lớp học đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy – học. Đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Đây là sự khác biệt cơ bản và gần như trái ngược với chương trình giáo dục định hướng nội dung mà trường phổ thông đang triển khai.

Theo ThS. Lương Ngọc Bình (Học viện Quản lý giáo dục), dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là phương pháp dạy học nhắm trúng vào năng lực của người học để thiết kế chương trình. “Muốn dạy học theo hướng này đạt hiệu quả mong muốn thì khâu xác định sở thích và năng lực người học là quan trọng hàng đầu, nhưng chỉ dựa vào sở thích của người học thì đúng, nhưng chưa đủ. Để thành công, yếu tố có tính quyết định ở đây là năng lực người học. Từ trước đến nay, chúng ta chủ yếu dạy học theo phương pháp tiếp cận nội dung. Chương trình và nội dung giáo dục được xác định là chuẩn mực, không được phép xê dịch. Khi học, học sinh không biết học để làm gì, khi làm không hiểu tại sao phải làm…”, ThS. Bình nói. 

Việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học được xem là chìa khóa để đổi mới giáo dục. Và để thực hiện đổi mới nội dung này thì giải pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cần phải xác định chính xác ngưỡng nhận thức năng lực phù hợp của người học. Ngoài ra, cần điều chỉnh lại mục tiêu, thiết kế xây dựng lại nội dung cho từng cấp, bậc và ngành học; bổ sung điều kiện quan trọng khác như giáo trình, sách giáo khoa… Đây là các yếu tố quan trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Phan Ngc Quang

Bình luận (0)