Hơn 1 triệu học trò cả nước vừa hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi được cơ quan chủ quản ngành giáo dục đánh giá diễn ra an toàn, nghiêm túc. Còn theo dư luận xã hội, kỳ thi diễn ra không kém phần căng thẳng vì những phát sinh từ phương thức thi theo cụm và chấm chéo giữa các địa phương. Hình ảnh học trò khăn gói di chuyển hàng chục cây số để dự một kỳ thi đánh giá trình độ phổ thông thuần túy không hề làm xã hội vui hơn và tin tưởng hơn vào sự cải cách thi cử mang tính hình thức này.
Dù vậy, Bộ GD-ĐT vẫn hy vọng, những thay đổi căn bản của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, nếu thành công, sẽ tiến đến thống nhất 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH-CĐ thành một kỳ thi quốc gia duy nhất vào năm sau. Đó cũng chính là điểm căn bản của đề án Đổi mới thi và tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện.
Dù vậy, Bộ GD-ĐT vẫn hy vọng, những thay đổi căn bản của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, nếu thành công, sẽ tiến đến thống nhất 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH-CĐ thành một kỳ thi quốc gia duy nhất vào năm sau. Đó cũng chính là điểm căn bản của đề án Đổi mới thi và tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện.
Học sinh Trường THPT Trưng Vương Q1 TPHCM vui mừng sau khi trải qua 3 ngày thi. Ảnh: MAI HẢI
|
Theo đề án, các yêu cầu đối với việc đổi mới thi và tuyển sinh là nhằm đảm bảo thực sự nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất trình độ người học, kết quả thi đủ độ tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN; đảm bảo khách quan, công bằng; giảm áp lực nặng nề về thi cử. Tuy nhiên, dù kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đủ tin cậy, đủ đáp ứng các tiêu chí để qua năm 2010 có thể bỏ một kỳ thi vẫn không phải là điều trông đợi của xã hội, vì bản chất của việc đổi mới thi cử chưa được giải quyết.
Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là hai kỳ thi có tính chất và mục tiêu khác hẳn nhau. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nhằm đánh giá chung mức tiếp thu của học sinh theo cùng một tiêu chí. Còn kỳ thi tuyển sinh vào các trường CĐ, ĐH là kỳ thi tuyển chọn tinh hoa và có năng khiếu để đào tạo cho từng lĩnh vực.
Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là hai kỳ thi có tính chất và mục tiêu khác hẳn nhau. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nhằm đánh giá chung mức tiếp thu của học sinh theo cùng một tiêu chí. Còn kỳ thi tuyển sinh vào các trường CĐ, ĐH là kỳ thi tuyển chọn tinh hoa và có năng khiếu để đào tạo cho từng lĩnh vực.
Tại Nga, sau 5 – 6 năm tiến hành thí điểm kỳ thi quốc gia thống nhất ở các vùng khác nhau trên toàn lãnh thổ Nga, mới đây cuộc hội thảo kỳ thi quốc gia thống nhất được tổ chức tại Duma quốc gia đã thừa nhận rằng việc tổ chức kỳ thi quốc gia thống nhất như phương pháp tuyển chọn duy nhất cho các kỳ thi tốt nghiệp hay vào ĐH đã gây ra nhiều tai tiếng không chỉ trong ngành giáo dục mà còn trong toàn xã hội. Nhìn vào kết quả của cuộc thí điểm, Chủ tịch Thượng viện Nga S.Mironov đã khẳng định: Kỳ thi quốc gia thống nhất không bao giờ có thể tìm được những Lomonosov.
Trong khi đó, ở nước ta, khoan bàn đến việc tìm “nguyên khí quốc gia”, chỉ với một kỳ thi tuyển sinh, một kỳ thi không công bằng sẽ khép lại cơ hội của nhiều thí sinh có năng lực, khi đó đất nước cũng thiếu hụt đi một lượng nhân tài.
Giữa hai kỳ thi nên chọn bỏ kỳ thi nào là chuyện rất lớn, cần bàn bạc nghiêm túc và lắng nghe ý kiến của đông đảo nhà giáo, nhà khoa học và phụ huynh học sinh. Đề án này, ngay từ khi ra đời, nhiều nhà khoa học, nhà giáo và nhiều tầng lớp người dân có những bài phân tích về tính không khả thi của đề án và đưa ra 3 phương án.
Một: chỉ giữ lại kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH.
Hai: chỉ giữ lại kỳ thi tuyển ĐH và xét tốt nghiệp THPT.
Và ba: nên tiếp tục duy trì 2 kỳ thi thêm một số năm nữa để nghiên cứu tiếp.
Chọn hay bỏ phương án nào Bộ GD-ĐT cũng cần phải được phản biện lại một cách công khai và minh bạch để xã hội tin tưởng bộ đã bắt đầu… đổi mới tư duy.
Trong khi đó, ở nước ta, khoan bàn đến việc tìm “nguyên khí quốc gia”, chỉ với một kỳ thi tuyển sinh, một kỳ thi không công bằng sẽ khép lại cơ hội của nhiều thí sinh có năng lực, khi đó đất nước cũng thiếu hụt đi một lượng nhân tài.
Giữa hai kỳ thi nên chọn bỏ kỳ thi nào là chuyện rất lớn, cần bàn bạc nghiêm túc và lắng nghe ý kiến của đông đảo nhà giáo, nhà khoa học và phụ huynh học sinh. Đề án này, ngay từ khi ra đời, nhiều nhà khoa học, nhà giáo và nhiều tầng lớp người dân có những bài phân tích về tính không khả thi của đề án và đưa ra 3 phương án.
Một: chỉ giữ lại kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH.
Hai: chỉ giữ lại kỳ thi tuyển ĐH và xét tốt nghiệp THPT.
Và ba: nên tiếp tục duy trì 2 kỳ thi thêm một số năm nữa để nghiên cứu tiếp.
Chọn hay bỏ phương án nào Bộ GD-ĐT cũng cần phải được phản biện lại một cách công khai và minh bạch để xã hội tin tưởng bộ đã bắt đầu… đổi mới tư duy.
LINH AN (Dan tri)
Bình luận (0)