Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đổi mới tư duy trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh THCS

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu như trưc đây, công tác kim tra đnh k (cui hc k) bc THCS do phòng GD-ĐT qun/huyn thc hin, t vic ra đ cho đến quy đnh chung khung thi gian kim tra trên toàn đa bàn, thì hin nay nhiu đa phương tng bưc trao quyn cho các trưng ch đng t chc kim tra đánh giá phù hp vi năng lc hc sinh.

Công tác kiểm tra đánh giá học sinh THCS ngày càng được trao quyền cho nhà trường (ảnh minh họa)

Thay đổi này trước hết là sự cởi mở đổi mới trong tư duy về kiểm tra đánh giá đã quá quen thuộc theo chương trình cũ, để phù hợp với mục tiêu đánh giá năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trao quyn cho nhà trưng

Tại Q.Phú Nhuận, thời gian tổ chức kiểm tra cuối học kỳ I ở bậc THCS được quy định từ ngày 16-12-2024, hoàn thành ngày 4-1-2025. Trong đó, Phòng GD-ĐT Q.Phú Nhuận quy định, các trường tổ chức biên soạn đề kiểm tra cho tất cả các môn học gồm: Đề chính thức, đề dự phòng và đề cho học sinh hòa nhập (nếu có) của mỗi môn theo ma trận và bản đặc tả của đề. Các trường tổ chức kiểm tra tập trung 3 môn ngữ văn, tiếng Anh và toán theo lịch của Phòng GD-ĐT. Những môn còn lại hiệu trưởng nhà trường được chủ động thời gian tổ chức kiểm tra theo tình hình thực tế tại đơn vị.

Đối với hình thức, cấu trúc đề kiểm tra các môn học, bà Lê Thị Bình (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Phú Nhuận) cho biết, việc ra đề kiểm tra các môn học theo hình thức tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, tỷ lệ các mức độ câu hỏi do hiệu trưởng quyết định sau khi họp thống nhất với tổ chuyên môn, sao cho đảm bảo được việc đánh giá, phân loại học sinh theo quy định của Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT, và theo quy chế kiểm tra đánh giá của nhà trường. Chỉ riêng đề kiểm tra môn tiếng Anh, nội dung được biên soạn theo tỷ lệ: 60% trắc nghiệm, 40% tự luận, có phần nghe từ đĩa CD hoặc USB, trong vòng 6-9 phút, đoạn nghe khoảng 2-3 phút, lặp lại 3 lần. “Điều quan trọng là nhà trường cần phải ban hành quy chế kiểm tra đánh giá học sinh; thành lập ban ra đề, duyệt đề kiểm tra; quy định việc phân công trách nhiệm các thành viên; thực hiện xây dựng quy chế kiểm tra… Nội dung đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, bản đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, bà Bình nói.

Đối với Q.12, kỳ kiểm tra cuối học kỳ I năm học này Phòng GD-ĐT quận chỉ quy định chung về khung thời gian kiểm tra ở một số môn học như toán, ngữ văn, tiếng Anh, khoa học tự nhiên, lịch sử địa lý, giáo dục công dân. Đối với các môn học còn lại như công nghệ, tin học, nghệ thuật, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và giáo dục địa phương, các trường tổ chức kiểm tra cuối kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 21-12-2024. Theo ông Khưu Mạnh Hùng (Trường phòng GD-ĐT Q.12), nhà trường sẽ chịu trách nhiệm trong việc ra đề kiểm tra theo đúng quy định. Nội dung đề được xây dựng dựa trên ma trận đặc tả của đề, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Riêng về hình thức, cấu trúc đề ở các bộ môn sẽ do chính hiệu trưởng quyết định.

“Để việc trao quyền trong tổ chức kiểm tra đánh giá phát huy vai trò như kỳ vọng khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trước khi kiểm tra đánh giá, nhà trường cần xác định được mục tiêu, năng lực cần kiểm tra đánh giá, đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường, của môn học và hoạt động giáo dục. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá phải đáp ứng được yêu cầu về phát triển năng lực của học sinh. Đề kiểm tra được biên soạn cần nghiêm túc, đúng quy định, đúng thời lượng, nội dung và mục đích theo yêu cầu, đảm bảo được mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đi mi cu trúc đ kim tra

Tại huyện Củ Chi, trong kỳ kiểm tra cuối học kỳ I năm học này ở bậc THCS, Phòng GD-ĐT huyện vẫn phụ trách ra đề 3 môn ngữ văn, toán, tiếng Anh ở cả 4 khối lớp 6, 7, 8, 9. Hiệu trưởng các trường THCS sẽ chịu trách nhiệm tổ chức ra đề kiểm tra đối với các môn học và hoạt động giáo dục còn lại ở tất cả các khối. Tuy nhiên, với đề kiểm tra cuối học kỳ I môn toán, học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện sẽ được tiếp cận với đề theo hình thức kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan. Trong đó, trắc nghiệm chiếm 20% số điểm và tự luận chiếm 80% số điểm. So với nhiều địa phương thì điểm mới này được đánh giá là phù hợp với sự đa dạng về hình thức kiểm tra đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sớm giúp học sinh dễ dàng làm quen với các dạng đề kiểm tra trong môn học ở các khối lớp cao hơn.

Tương tự, tại Q.Tân Bình, ông Nguyễn Đức Anh Khoa (Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận) thông tin, các trường THCS được chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ I các môn giáo dục công dân, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương (6, 7, 8), công nghệ, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật), giáo dục thể chất, tin học cả về đề và khung thời gian kiểm tra. Riêng các môn còn lại: toán, ngữ văn, tiếng Anh, khoa học tự nhiên, lịch sử địa lý, nhà trường ra đề và tổ chức kiểm tra đánh giá theo lịch của Phòng GD-ĐT. Các trường được chủ động xây dựng ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra; hướng dẫn xây dụng câu hỏi và cấu trúc đề kiểm tra; hướng dẫn và tiêu chí đánh giá (với bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét).

Đặc biệt, theo ông Khoa, điểm mới nhất trong công tác kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I đối với học sinh THCS tại Q.Tân Bình, đó là hình thức kiểm tra môn tiếng Anh ở tất cả các khối lớp đều có thêm phần kiểm tra kỹ năng nói của học sinh. Cụ thể, bài kiểm tra đánh giá cuối học kỳ I môn tiếng Anh kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Đề kiểm tra môn tiếng Anh có đầy đủ các phần nghe, nói, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ. Phần nghe, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ được làm trên giấy trong thời gian 60 phút, được tính 80% số điểm bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Trong đó, phần nghe gồm 2 bài nghe; phần đọc gồm 2 bài (dạng điền từ vào chỗ trống, True – False và trả lời câu hỏi), phần sử dụng ngôn ngữ được soạn dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp); phần viết được soạn dưới hình thức tự luận, gồm có các dạng: thức từ, viết lại câu sắp xếp câu… “Phần nói nhà trường có thể tổ chức một buổi kiểm tra đánh giá riêng, và tính 20% trong số điểm kiểm tra đánh giá học kỳ. Với điểm mới này, quận mong muốn đánh giá được toàn diện các kỹ năng của học sinh trong môn ngoại ngữ, qua đó đổi mới được công tác dạy và học tiếng Anh tại các nhà trường, đặc biệt là xây dựng được kế hoạch để nâng đỡ các kỹ năng còn yếu của học sinh”, ông Khoa nói.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)