Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dời nhà ven kênh còn nhiều khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

ng cơ chế, chính sách bi thưng gii phóng mt bng… khiến kế hoch di di khong 20.000 căn nhà trên, ven kênh rch trên đa bàn TP.HCM đến nay chưa đt như k vng. Trong khi đó, nhiu h dân sinh sng đây luôn mong ngóng đưc di di.


Xung quanh nơi  lp xp ca gia đình bà Trn Th Năm (rch Văn Thánh, thuc h thng kênh Nhiêu Lc – Th Nghè, P.22, Q.Bình Thnh) là các chung cư cao tng hin đi

Mong sm di di đ có cuc sng tt hơn

Là chia sẻ của bà Trần Thị Năm, hộ dân sinh sống bên rạch Văn Thánh (thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, P.22, Q.Bình Thạnh). “Từ nhiều năm nay nghe chính quyền TP nói đến chính sách giải tỏa di dời để chỉnh trang đô thị nhưng vẫn chưa thấy gì. Chúng tôi cũng mong sớm được đến nơi ở mới để có cuộc sống tốt hơn. Ở đây quanh năm phải chịu đủ mùi hôi tanh từ kênh rạch bốc lên. Mùa mưa thì nước ngập, không khí ẩm thấp, muỗi nhiều, chuột lớn chuột nhỏ không ít”, bà Năm bày tỏ.

Căn nhà của bà Năm rộng khoảng 30m2 do ông bà để lại hàng chục năm nay, đang là nơi sinh sống của 9 người, gồm bà cùng gia đình con trai và các cháu. Nhà chật, người đông, mấy năm trước gia đình bà cơi nới thêm ra sát rạch bằng cọc, trên lợp tôn, xung quanh quây bạt và ván cho kín.

Hầu hết các gia đình sống trong các căn nhà dọc theo hai bên rạch này cũng nhỏ hẹp, lụp xụp như nhà bà Năm. Họ đều là lao động tự do, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Cũng vì thế, bà Năm mong muốn khi TP thực hiện chính sách nên có sự tính toán đền bù thỏa đáng hoặc tổ chức di dời đến nơi ở mới phải đảm bảo cuộc sống và việc làm.

“Tôi nghe nói chính quyền vận động người dân vay vốn mua đất nền tái định cư, hoặc mua chung cư trả góp thì không khả thi vì thu nhập không đủ để chi trả thêm các khoản vay. Ngay gia đình tôi, con trai, con dâu làm phụ hồ, sơn nước, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống thì lấy đâu tiền trả thêm các khoản khác, chưa kể các phí dịch vụ phát sinh”, bà Năm nói.

Tương tự, hơn 20 năm nay gia đình ông Đặng Văn Hiếu gồm 5 người sinh sống trong căn nhà quây tôn chừng 20m2 trên kênh Đôi (dọc trục đường Phạm Thế Hiển, Q.8) cũng mong sớm được đến nơi ở mới. Vợ chồng ông Hiếu bán vé số, con trai làm nghề hàn xì. Cuộc sống khó khăn nên nhiều năm mưu sinh gia đình ông vẫn chưa làm được căn nhà tươm tất.


Nhng căn nhà lp xp trên kênh Đôi (dc đưng Phm Thế Hin, Q.8)

“Nhiều hôm nước lên cách hơn nửa mét là tới sàn nhà, sau nước rút thì rác đọng lại bốc mùi hôi tanh. Chúng tôi nghe nói đến chính sách tái định cư nhưng giờ vẫn chưa thấy đâu. Đến nơi ở mới nếu thuận tiện và tốt hơn thì chúng tôi chuyển đi ngay”, ông Hiếu chia sẻ. 

Nên có cơ chế, chính sách thông thoáng

TP.HCM hiện có khoảng 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung nhiều ở các quận 4, 7, 8 và Bình Thạnh. Trong chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020, TP đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn tất công tác di dời toàn bộ các hộ dân này để tổ chức lại cuộc sống cho người dân gắn với chỉnh trang đô thị.

Để thực hiện, TP.HCM có kế hoạch triển khai 61 dự án, trong đó có 52 dự án thực hiện bằng vốn ngân sách, 6 dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP) và 3 dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, đến nay TP mới thực hiện được khoảng hơn 2.000 căn. Có nhiều nguyên nhân khiến chỉ tiêu chưa đạt như cơ chế, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác lập chủ trương đầu tư công, phê duyệt dự án, chưa đạt được sự đồng thuận của người dân… Cùng với đó, các dự án di dời nhà trên, ven kênh rạch chưa thu hút được các nhà đầu tư vì thiếu tính khả thi và tính hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản cho rằng TP cần tạo cơ chế hấp dẫn, thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – chia sẻ, để thu hút nguồn lực xã hội hóa, chính quyền cần tăng cường thêm các ưu đãi cho doanh nghiệp như giải phóng mặt bằng, ứng trước vốn hoặc hỗ trợ lãi suất vì khi tham gia, doanh nghiệp phải bỏ vốn cao vào các dự án. TP nên khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng và thông thoáng. Đồng thời cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, nhà ở. Trong đó, cần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội và phát triển loại căn hộ vừa túi tiền…


Các h dân sng trên rch Ông (dc đưng Trn Xuân Son, P.Tân Hưng, Q.7)

“30 năm qua, đã có nhiều mô hình chỉnh trang, tái phát triển các khu vực lụp xụp, điển hình là dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, di dời tái định cư nhà trên và ven kênh. Hay dự án chỉnh trang khu vực lụp xụp, nhà chung cư cũ thấp tầng tại các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh thì nên tổng kết đầy đủ để vận dụng trong thời gian tới”, ông Châu nói thêm.

Nghiên cứu về điều kiện và nhu cầu nhà ở của người nhập cư TP.HCM nhưng có hoàn cảnh khó khăn, TS. Sơn Thanh Tùng (công tác Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) góp ý: “TP có thể sử dụng mô hình quỹ tín dụng nhỏ như “Quỹ tín dụng nhân dân” đang áp dụng ở hầu hết các tỉnh, thành. Vì khi mong muốn cải tạo nhà ở xuống cấp, người có thu nhập thấp chỉ có thể vay được những khoản tiền nhỏ mà không đòi hỏi quá nhiều thủ tục vay và trả theo hình thức trả góp”.

Bài, ảnh: Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)