Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Đổi sách lấy cây – Đổi pin lấy sách

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình “Đi sách ly cây”,“Đi pin ly sách” đang thu hút nhiu hc sinh, sinh viên trên đa bàn TP.HCM tham gia. Theo đó, chương trình không ch giúp các em tiết kim mt phn chi phí mua sách mà còn lan ta ý thc bo v môi trưng, hưng ti li sng xanh.


Chương trình “Đi sách ly cây” thu hút nhiu hc sinh, sinh viên tham gia

5 cun sách đi 1 chu cây

Thời gian qua, Đường sách TP.HCM là nơi thường xuyên diễn ra chương trình “Đổi sách lấy cây” do Thái Hà Books tổ chức. Mỗi buổi tổ chức, chương trình thu hút hàng trăm học sinh, sinh viên mang sách đến để đổi cây xanh. Sách được quy đổi thuộc nhiều thể loại: Sách giáo khoa, truyện tranh, truyện chữ, văn học thường thức, sách kỹ năng…, với 5 cuốn sách bất kỳ độc giả sẽ nhận 1 chậu sen đá nhỏ. Những cuốn sách được đổi, chương trình sẽ tặng lại cho các em học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Mang bộ sách giáo khoa cũ đến chương trình, em Hồ Phương Bảo Anh (sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thổ lộ: “Em mang sách đến đổi nhằm giúp các em học sinh nghèo có được bộ sách giáo khoa cho năm học mới, đồng thời em cũng muốn có thêm cây sen đá cho bộ sưu tập ở nhà của mình. Mong là chương trình nhân văn này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn”. Tương tự, em Bùi Thúy Phượng (học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1) chia sẻ: “Em là người rất đam mê đọc sách nên mua sách nhiều. Những cuốn sách sau khi đọc xong em xếp trên kệ để đó. Thấy những cuốn sách nằm đó hoài cũng phí nên khi biết có chương trình “Đổi sách lấy cây”, em đã mang 22 cuốn đến đổi, trong đó bao gồm truyện tranh, sách văn học để lấy 4 chậu sen đá. Em thấy rất vui vì những cuốn sách mà mình mang tới có thể giúp được cho những bạn học sinh nghèo khó ở vùng sâu, vùng xa. Em sẽ lan tỏa hoạt động này đến các bạn học sinh trong trường để các bạn có thể mang sách đến đổi”. Còn em Nguyễn Thanh Hương (18 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) thì bày tỏ: “Hoạt động đổi sách lấy cây vô cùng ý nghĩa đối với em. Bởi vì những cuốn sách mà em mang tới sẽ giúp ích cho nhiều bạn nhỏ. Đổi lại, em sẽ có cây xanh giúp bản thân hình thành được thói quen sống xanh”.


M
t em nh va đi sách ly cây xanh

Chị Bùi Thị Quỳnh Dương (đơn vị tổ chức) cho biết chương trình “Đổi sách lấy cây” diễn ra hằng năm, bắt đầu từ năm 2019. Sách cũ thay vì để một chỗ, chiếm không gian, các em học sinh, sinh viên có thể mang đổi lấy cây xanh. Những cuốn sách ấy sẽ được mang đi tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em có thêm cơ hội học tập và khám phá thế giới thông qua những cuốn sách. Vả lại, thông qua sách cũ còn giáo dục các em lối sống biết chia sẻ, yêu thương người khó khăn. Ngoài mục đích quyên góp sách để xây dựng thư viện cho trẻ em, chương trình còn góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. “Do các chậu sen đá được làm từ bã mía, có thể tái sử dụng được nên góp phần hạn chế rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn những bạn trẻ nào chưa yêu môi trường thì thông qua hoạt động này, các bạn sẽ yêu môi trường hơn”, chị Dương nói.

Pin cũ… đi sách

Pin cũ được xem là loại rác thải nguy hại, khó phân hủy. Ngoài ra, pin cũ sau khi thải ra môi trường còn gây hại đến các loài sinh vật và cả sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, một viên pin đã qua sử dụng nếu không được xử lý đúng quy trình sẽ gây ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm. Chương trình “Đổi pin lấy sách” do NXB Trẻ tổ chức vừa qua đã thu về hàng ngàn viên pin từ các em học sinh, sinh viên. Theo đó, các em mang 3 viên pin cũ bất kỳ sẽ được đổi 1 cuốn sách của NXB Trẻ. Hoạt động này giúp các em nâng cao nhận thức, đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó các em sẽ là một tuyên truyền viên tích cực trong công cuộc bảo vệ môi trường.


Các bn tr lan ta thông đip bo v môi trưng

Đến chương trình từ rất sớm để đổi pin cũ lấy sách, em Phạm Ngọc Bảo Trân (ngụ Q.Bình Tân) cho biết: “Ngay từ khi biết thông tin, em đã rất hào hứng và nôn nao đến ngày để mang pin cũ đến đổi sách về đọc. Là người mê sưu tầm sách, đây là cơ hội tốt để em vừa có sách mà lại tiết kiệm chi phí. Cầm những cuốn sách trong tay em rất vui và hạnh phúc. Nếu không có chương trình “Đổi pin lấy sách”, những viên pin cũ có thể bị vứt ra môi trường, gây hại đến sức khỏe con người”. Cũng như Bảo Trân, với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, em Lê Trần Thụy Khê (ngụ Q.Phú Nhuận) đã mang những viên pin cũ đến đổi lấy sách. “Ban đầu em mang 30 viên pin cũ đến đổi lấy 10 cuốn sách, nhưng cuối cùng em chỉ lấy 5 cuốn sách tượng trưng. Hành động vứt pin cũ ra môi trường là không tốt. Chương trình đổi pin cũ lấy sách giúp em hiểu biết thêm về tác hại của việc thải pin cũ ra môi trường”, Thụy Khê cho biết. Được biết, sau khi thu lại pin cũ, ban tổ chức chương trình sẽ mang tất cả pin đến nơi tập kết để xử lý.

Tương tự, chương trình “Thu hồi pin cũ – Bảo vệ trái đất xanh”  do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phối hợp với Cocoon Việt Nam tổ chức trong thời gian qua (từ tháng 5-2022 tại 85 điểm trên địa bàn TP.HCM) đã thu về hàng ngàn ký pin cũ. Các thùng pin đặt tại nhiều trường học (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; Trường ĐH Y Dược TP.HCM; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5…) và các Quận đoàn (quận 3, quận 5, quận 10…) thu hút đông đảo học sinh, sinh viên, đoàn viên tham gia. Theo số liệu từ ban tổ chức, trong 1 tháng diễn ra (từ ngày 5-5 đến ngày 5-6), chương trình thu được 2,545 tấn pin cũ. Hoạt động trên nhằm chung tay hạn chế những hiểm họa mà pin đã hết hạn sử dụng sẽ gây ra cho môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người khi không được xử lý đúng cách.

H Trinh

Bình luận (0)