Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đội tàu không lưới vươn khơi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không s dng ngư lưi c và giàn đèn đ đánh bt hi sn như nhiu con tàu khác. Ch vi ngh câu trên bin, cá tôm thu v ưp bi đá đưc sn xut trc tiếp bng nưc bin, đi tàu ca gia đình ngư ph Lê Văn Thiên (phưng Thun Phưc, qun Hi Châu, TP.Đà Nng) không ch mang li kế mưu sinh cho gia đình mà còn h tr đưc cho nhiu bn thuyn đ cùng an tâm bám bin.


Ngư dân Lê Văn Thiên kim tra thiết b trưc lúc ra khơi

Đi tàu “khng” gi ngư trưng Hoàng Sa

Giữa vụ cá Nam, đội tàu “khủng” 4 chiếc của gia đình ngư phủ Lê Văn Thiên thường xuyên vươn khơi. Những chuyến cập bờ sau những ngày dài đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa, nối sau con tàu ĐNa 90888TS là 3 con tàu khác cùng cập bến. Anh Thiên vui vẻ mời chúng tôi tham quan tàu sau một chuyến biển dài, thương lái vừa bốc hết cá tôm. Mặt sàn tàu sạch bóng, không thấy nhiều ngư lưới cụ như nhiều con tàu khác. “Đội tàu của tôi không đánh bắt theo kiểu truyền thống với lưới, đèn… Công cụ đánh bắt thủy hải sản chủ yếu là câu tay nên lúc nào cũng giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng. Nhiều người lần đầu thấy tàu cũng tưởng tàu làm nghề thu mua hải sản chứ không trực tiếp đánh bắt”, anh Thiên giải thích trước sự ngỡ ngàng của khách.


Không s dng ngư lưi c truyn thng, ngư dân Lê Văn Thiên vn đánh bt đưc nhiu cá ln

Dừng lại bên chiếc máy sản xuất đá trực tiếp từ nước biển – chiếc máy thuộc loại hàng hiếm trên các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Anh Thiên kể, năm 2019, sau khi khảo sát về quy trình đánh bắt cá của mình, anh đã thuyết phục một công ty của Nhật Bản đồng ý tài trợ chiếc máy này. Khi tàu ra biển, cách xa bờ với đúng độ sâu, đúng độ mặn của nước thì máy sẽ tự động hoạt động để sản xuất đá lạnh. Đá được máy đưa qua dây chuyền chạy thẳng xuống hầm tàu chứa cá để bảo quản. “Đá làm từ chiếc máy này không chỉ giúp ngư dân tiết kiệm được chi phí so với mua đá lạnh từ bờ mang theo tàu mà loại đá này có độ mặn nên ướp cá biển rất phù hợp, cá bảo quản được tươi hơn”, anh Thiên chia sẻ.

Mi năm, đi tàu 4 chiếc ca anh Thiên đưc Nhà nưc h tr 1,6 t tin du theo Quyết đnh 48/2010/QĐ-TTG ngày 13/7/2010 ca Th tưng Chính ph. S tiy anh Thiên ch nhn mt na, s còn li anh chia cho các bn thuyn. Anh nói, tàu ca mình nhưng nếu không có thuyn trưng, máy trưng, thuyn viên thì cũng không th ra khơi. Tin này là tin bo v ch quyn bin đo. Vì vy mình s chia đ tt c mi ngưi cùng có.

Tầm chục năm trước, trong một lần chứng kiến các tàu cá của ngư dân Indonesia dùng câu tay đánh bắt hải sản thay lưới, anh Thiên đã rất thích thú và quyết tâm làm theo: “Tôi thấy cách làm này rất hiệu quả. Cá câu tay đảm bảo được độ tươi và dinh dưỡng cao, bán được giá. Đắn đo mãi, tôi đã quyết định từ bỏ nghề lưới vây để chuyển sang nghề câu tay. Khi đóng tàu, tôi cũng yêu cầu thợ thiết kế thêm hầm hút nước biển để nuôi cá sống. Cá biển sống tự nhiên trong hầm tàu được các nhà hàng “đặt cọc” ngay từ khi tàu xuất bến. Vì thế, ngay cả thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng đến giá hải sản, thì cá tôm của tàu tôi đánh bắt về vẫn được khách hàng đặt mua hết”, anh Thiên cho biết.

Chia s đ đng hành

Có được thành quả từ đội tàu “khủng” bây giờ, ít ai biết nhiều năm trước, ngư dân Lê Văn Thiên cũng từng lao đao vì nghề biển. Anh Thiên kể, ngày trước, cứ đi biển là hướng thẳng vùng biển mình định đến mà đi chứ chưa có kinh nghiệm gì về ngư trường, luồng cá, cách bảo quản hải sản… Nhiều chuyến thua lỗ, có những đêm trắng ngồi nghe tiếng sóng biển vỗ bờ trong buồn bã. Anh từng bán con tàu lớn của mình để mua lại con tàu nhỏ đi đánh bắt vùng lộng, vùng bờ. “Có thời điểm, gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo của địa phương. Tuổi trẻ nên có đôi lúc suy nghĩ đổi nghề cũng xuất hiện. Mỗi lần như thế, tôi lại thấy tiếc nuối khi sinh ra và lớn lên ở biển mà phải rời bỏ biển. Sau những lần như thế tôi càng quyết tâm vươn khơi”, anh Thiện bộc bạch. Để bắt đầu trở lại vùng biển xa với khát khao của mình, anh Thiên vay tiền đóng tàu lớn: “Lúc đó, UBND TP.Đà Nẵng hỗ trợ một phần, còn lại tôi vay mượn anh em họ hàng. Chưa hết, lúc đóng tàu, người bán gỗ đóng tàu cho nợ, người bán máy cũng cho khất hẹn trả dần. Cứ thế mà lần lần con tàu của tôi ra biển lớn, trúng mùa, làm ăn khấm khá. Nợ được trả dần và tôi đóng thêm các con tàu mới giao cho anh em, bạn bè làm thuyền trưởng để cùng nhau ra biển”, anh Thiên kể lại.


Đi tàu không lưi, không giàn đèn ca ngư dân Lê Văn Thiên

Trải qua những khó khăn, anh Thiên hiểu được sự khó khăn của bạn thuyền. Còn nhớ thời điểm TP.Đà Nẵng bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 vào tháng 8-2021, cả thành phố “đóng băng”, mọi hoạt động đều phải dừng lại. Nhiều bạn thuyền của anh được anh hỗ trợ cơm và thậm chí cả trả lương để gửi về cho gia đình. Dù khoản nợ đóng tàu lúc đó còn phải gánh hơn cả tỷ đồng nhưng anh bảo, khó khăn thì chia sẻ cùng nhau để đường đi được bền lâu.

Bạn thuyền của anh Thiên phần lớn ở các miền quê xa. Để giúp họ không phải tốn kinh phí thuê nhà, anh dành hẳn không gian lớn trong ngôi nhà của mình để sắp xếp chỗ ăn ở. Anh nói: “Tôi từng từ một người dân thuộc hộ cận nghèo. Đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người nên bây giờ tôi hiểu và chia sẻ lại với các bạn thuyền của mình. Việc làm tuy nhỏ nhưng tôi mong họ vượt qua khó khăn, yêu nghề, yêu biển hơn. Khi mình đối xử tử tế với họ thì họ cũng sẽ chuyên tâm với mình hơn trong công việc”.

Thiên Phúc

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)