Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đối thoại gỡ khó cùng doanh nghiệp giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Ln đu tiên S GD-ĐT TP.HCM t chc đi thoi vi doanh nghip giáo dc, trên tinh thn ci m, chia s, đng hành đã g khó nhiu vn đ cho doanh nghip giáo dc.


Lãnh đo TP và S GD-ĐT đi thoi cùng doanh nghip giáo dc

Doanh nghip giáo dc vưng nhiu khó khăn

“Lãi suất vay “cắt cổ”, lên đến 55%, 100%. Giáo viên của tôi chỉ vay 20 triệu đồng thôi nhưng phải trả đến cả trăm triệu đồng” – bà Đào Thị Như Quỳnh – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư giáo dục ANGELKIDS bức xúc về vấn nạn tín dụng đen “tràn” vào doanh nghiệp bà, đòi nợ, khủng bố các giáo viên mầm non.

Theo bà Quỳnh, doanh nghiệp của bà là đơn vị có hệ thống trường mầm non với hơn 150 nhân sự. Trong 2 năm dịch, các cô gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính nên đã vay tiền tín dụng đen và bị dính vào nhóm nợ xấu này. Khi đơn vị làm hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho các cô giáo thì đối tượng đòi nợ chỉ cần tra từ căn cước công dân là biết các cô ở đâu, làm ở công ty nào. Bản thân bà là Giám đốc công ty thường xuyên tiếp nhận những cuộc điện thoại đòi nợ từ các đối tượng tín dụng đen. Thậm chí các đối tượng này còn gửi tin nhắn đến từng phụ huynh để đe dọa tinh thần của các cô.

“Để bảo vệ các cô, chúng tôi phải báo ngưng đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được yên lặng một thời gian. Thế nhưng khi báo đóng trở lại thì các cô, nhà trường tiếp tục lại bị đòi nợ. Vấn đề này như vấn nạn, chúng tôi không biết phải giúp đỡ các cô như thế nào. Thậm chí, nếu các đối tượng đòi nợ tín dụng đen mà làm quá thì chúng tôi phải cho các cô ngưng việc. Đây là điều rất đau lòng và không hề mong muốn” – bà Đào Thị Như Quỳnh ngậm ngùi.

Về vấn nạn tội phạm tín dụng đen, Thượng tá Vũ Thị Thúy Hà – Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03, Công an TP.HCM) thông tin, tình hình tội phạm trên các lĩnh vực hiện nay tương đối phức tạp, đặc biệt là tình hình tội phạm về tín dụng đen và tội phạm công nghệ. 

Thời gian qua, Công an TP.HCM đã rất cố gắng nhưng để có thể giải quyết được vụ việc liên quan đến tội phạm tín dụng công nghệ thì gặp rất nhiều khó khăn. Có những vụ việc vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, nằm ở những vùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.

“Trước hết, đơn vị phải làm công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt chung cho chính cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị mình về các loại tội phạm tín dụng đen, tội phạm công nghệ. Với chức năng của Công an TP, thời gian qua chúng tôi đã phối hợp với các cơ sở giáo dục công lập có biện pháp giáo dục thường xuyên rồi. Tuy nhiên, với khối ngoài công lập thì chưa có các buổi tuyên truyền sâu rộng. Sắp tới, Công an TP.HCM sẽ có hướng nghiên cứu, có thể phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông, ngành giáo dục có những biện pháp thông tin rộng rãi hơn về thủ đoạn của các loại tội phạm. Với riêng sự vụ trên, chúng tôi sẽ phối hợp với đơn vị để nắm cụ thể hơn…” – Thượng tá Vũ Thị Thúy Hà chia sẻ.


Đi din doanh nghip bày t khó khăn cùng vi lãnh đo S GD-ĐT TP.HCM

Cũng trong hội nghị, nhiều doanh nghiệp giáo dục chia sẻ khó khăn sau dịch Covid-19 đã tác động đến việc tổ chức hoạt động tại đơn vị. Nhiều đơn vị giáo dục mầm non hiện trong tình trạng “số cổ đông hơn số trẻ” do nhiều công ty, xí nghiệp trên địa bàn đóng cửa, giải thể hoặc chưa hoạt động trở lại đã khiến cho nhiều người lao động phải về quê, đưa con cái về cùng… Cạnh đó là những khó khăn về quỹ đất đầu tư giáo dục…

Ông Nguyễn Bá Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn giáo dục Việt Mỹ (huyện Bình Chánh) – đơn vị có gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với quy mô hiện tại hơn 3.000 học sinh, cho biết, khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải là vấn đề quỹ đất. Khi có nhu cầu mở rộng cơ sở, chi phí đầu tư cho giải phóng mặt bằng khá cao, rất cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng và vay vốn.

Chia s, g khó cùng doanh nghip

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận: “Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục có những khó khăn nhất định và khó có thể lấy lại vốn ngay được. Xác định như vậy thì các doanh nghiệp sẽ thấy bớt khó khăn hơn”.

Ông Nam cũng nhấn mạnh, quỹ đất giáo dục nội thành khó khăn, ngoại thành có nhưng vướng nhiều vấn đề. Do vậy, tìm đất cho trường công đã khó chứ đừng nói trường tư. Trường ngoài công lập mà tìm được đất để chuyển đổi để làm giáo dục thì là một cố gắng, nỗ lực lớn.

Lãnh đạo TP, lãnh đạo sở nhìn thấy rất rõ khó khăn này, cũng tạo ra nhiều cơ chế, tạo điều kiện để doanh nghiệp có đất mở trường, điều hành hoạt động giáo dục.

“Hiện TP đang trong quá trình xây dựng dự thảo đề án xây dựng trường học theo phương thức đối tác công tư. Dự kiến có khoảng 106 đề án kêu gọi đầu tư với hình thức TP.HCM cung cấp quỹ đất, các nhà đầu tư xây dựng và khai thác với nhiều hình thức. Mức đầu tư mỗi dự án trường học khoảng trên 100 tỷ đồng để xây dựng các trường học khang trang, phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn tới. UBND TP.HCM sẽ phê duyệt và công khai địa chỉ các dự án ở các địa phương để các nhà đầu tư tham gia”.

Bên cạnh đó, ông Nam cho biết, HĐND TP cũng sắp ra nghị quyết kêu gọi đối tác công tư. Trong đó Nhà nước bỏ đất ra, kêu gọi tư nhân đầu tư vào đó, theo nhiều hình thức có thể là đầu tư vào xây dựng vận hành một thời gian trả lại cho Nhà nước hoặc có thể vận hành luôn…, theo Luật Đầu tư đối tác công tư. Trong nghị quyết này thì có vay vốn kích cầu đầu tư. Nhà nước sẽ cho các doanh nghiệp vay vốn, và hỗ trợ lãi vay. Doanh nghiệp chỉ phải trả gốc, trong vòng 7 năm. Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp để xây dựng trường lớp.

Đối với các khó khăn của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi đất giáo dục, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, khi doanh nghiệp mua các trường khác mà đất đó không phải đất giáo dục thì muốn mở trường lớp thì phải đăng ký biến động đất. Muốn đăng ký biến động đất thì Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM sẽ ký biến động đất, tuy nhiên phải thông qua Sở Quy hoạch Kiến trúc, xem có phù hợp với quy hoạch không, đất đó có làm giáo dục được không, có phù hợp với giao thông không. Đồng thời là chỉ tiêu xây dựng. Bởi không thể nào trường đi thuê đất 100m2 mà mở trường.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, yêu cầu Sở GD-ĐT mở thêm các kênh tiếp nhận thông tin và có phản hồi thường xuyên cho các doanh nghiệp, công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở GD-ĐT. Đồng thời tạo không khí tin cậy lẫn nhau để trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng để giải quyết khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ lẫn nhau.

“Tôi đề nghị các sở, ngành lắng nghe những ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị, có sự chia sẻ và hướng dẫn giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra yêu cầu.

Song song đó, ông Dương Anh Đức cũng cho biết TP.HCM sẽ tiếp tục kiến nghị cơ quan cấp trên bổ sung, sửa đổi một số quy định còn bất cập. Đặc biệt Phó Chủ tịch UBND TP.HCM còn quán triệt tinh thần làm việc đối với các sở, ngành trên địa bàn TP là hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, không được cứng nhắc trong việc xử lý các hồ sơ thủ tục.

Đ Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)