Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Đối thoại với đời và thơ”

Tạp Chí Giáo Dục

Tác phẩm do NXB Trẻ ấn hành gồm hai phần chính Đối thoại với đời và thơTruyện cổ viết lại của nhà thơ Lê Đạt cùng phần phụ lục những bài viết về ông, kèm một số hình ảnh tư liệu quý giá. Sách cho thấy Lê Đạt không chỉ là nhà thơ nổi tiếng với những cách tân táo bạo cho hình thức thơ, mà ông còn là người quan tâm đặc biệt đến các vấn đề xã hội, biết kết hợp lý thuyết hàn lâm và cái nhìn đương đại, với cái tâm của người trí thức chân chính. Lúc sinh thời, nhàthơ Lê Đạt tự nhận mình là “phu chữ”, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều. Vốn được bạn bè đánh giá là người rất kiệm lời, đọc quyển sách mới nhất này càng dễ nhận thấy Lê Đạt… kiệm cả chữ khi bàn đến những vấn đề lớn. Tuy vậy, lối viết trong sáng, giản dị của ông khiến người đọc khó dứt khỏi dòng suy nghĩ. Nghĩ về thơ, với ông vừa thật đơn giản nhưng cũng thật sâu xa khi dùng hai câu thơ của Mạnh Hạo Nhiên: “Dạ lai phong vũ thanh/ Hoa lạc tri đa thiểu” (Đêm qua tiếng gió mưa/ Hoa rụng nhiều hay ít). Vận dụng khá nhiều kiến thức về triết học, tôn giáo và lịch sử vào trang viết, Lê Đạt không gây cảm giác xa lạ mà trái lại khiến người đọc thích thú như đang được trò chuyện với một con người khiêm tốn. Thời kỳ chín muồi của thơ ông chính là khi ra mắt tập thơ Bóng chữ gây xôn xao dư luận khen chê trên văn đàn. Nhưng sau tất cả các tranh luận về thơ ông, người ta thấy ông có lý. Bởi sự tìm kiếm, sáng tạo mới của cố nhà thơ này đã có tác động đến sự phát triển nền thơ của nước ta những năm cuối thế kỷ XX.
A.Biên

Bình luận (0)