Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Hội nhậpThế giới 24h

Đồn đoán về “người trong bóng tối” kế nhiệm lãnh tụ tối cao Iran

Tạp Chí Giáo Dục

Một lời đồn đoán lâu năm lại dấy lên sau khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người được kỳ vọng thay thế Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, tử nạn.

Sau vụ rơi trực trăng khiến ông Raisi qua đời, người được đồn đoán sẽ kế nhiệm vị trí lãnh tụ tối cao Iran chính là con trai của ông Ayatollah Ali Khamenei – ông Mojtaba Khamenei, được mô tả là "người trong bóng tối" của chính trường Iran.

Ông Mojtaba, 55 tuổi, là con thứ hai trong số 6 người con của ông Khamenei.

Đồn đoán về

Ông Mojtaba Khamenei (trái) và cha là Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: Reuters/The Sun

Theo The New York Times, ông Mojtaba Khamenei từ lâu đã được đồn đoán sẽ đảm nhận cương vị hiện tại của cha mình ở một thời điểm nào đó trong tương lai.

Ông Mojtaba Khamenei giảng dạy tại chủng viện lớn nhất Iran ở Qom, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã phản đối bằng cấp của ông.

Ông chưa đạt được cấp bậc cao trong hệ thống giáo sĩ Shiite, điều mà từ lâu được coi là cần thiết để đảm nhận vai trò lãnh đạo tối cao. Tuy nhiên, điều mà con trai nhà lãnh tụ tối cao của Iran có vẻ lão luyện là ở khả năng điều động chính trị.

Là một cựu chiến binh trong cuộc chiến Iran – Iraq, ông Khamenei là đồng đội của ông Hossein Taeb, người sau này trở thành lãnh đạo đơn vị bán quân sự Basij của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và sau đó lãnh đạo lực lượng tình báo của IRGC trong nhiều năm.

Ông Mojtaba Khamenei cũng được cho là có mối liên hệ cấp cao khác với bộ máy an ninh của Iran.

Ông từng bị các nhà cải cách Iran cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005, giúp ông Mahmoud Ahmadinejad, một người theo chủ nghĩa dân túy cứng rắn, bất ngờ đánh bại các ứng cử viên hàng đầu vào thời điểm đó.

Năm 2009, sau khi ông Ahmadinejad tái đắc cử trước nhà lãnh đạo cải cách Mir-Hossein Mousavi, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã lan rộng khắp cả nước.

Nhiều nhà hoạt động đối lập đã phản ứng gay gắt trước vai trò bị nghi ngờ của ông Mojtaba Khamenei trong cuộc bầu cử, cũng như những tin đồn về việc ông kế nhiệm vị trí tối cao của Iran.

Vào năm 2022, ông Mousavi – người bị quản thúc tại gia từ năm 2011 – đã kêu gọi lãnh tụ tối cao Iran xóa tan tin đồn về việc con trai ông sẽ kế nhiệm.

Tình hình có chuyển biến bất ngờ vào đầu năm nay.

Giáo sĩ Mahmoud Mohammadi Araghi, thành viên Hội đồng chuyên gia lựa chọn lãnh đạo tối cao, nói với hãng thông tấn nhà nước ILNA rằng ông Ayatollah Khamenei, 85 tuổi, kịch liệt phản đối việc con trai ông được xem xét.

Hội đồng chuyên gia phải nhất trí bầu ra người lãnh đạo tối cao. Cho đến lúc đó, họ có thể chọn một hội đồng lãnh đạo gồm 3 hoặc 5 thành viên để điều hành đất nước.

Nhiều chuyên gia Iran cho rằng ý tưởng để chính con trai của ông Khamenei kế vị sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống.

Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, một nhóm nhỏ giáo sĩ Shiite điều hành Iran. Họ có quyền lực hơn cả các quan chức dân cử. Nhưng đất nước này có một nguyên tắc nền tảng, đó là không chấp nhận chế độ cha truyền con nối.

Theo Anh Thư/NLĐO

 

 

Bình luận (0)

Hội nhậpThế giới 24h

Đồn đoán về “người trong bóng tối” kế nhiệm lãnh tụ tối cao Iran

Tạp Chí Giáo Dục

Một lời đồn đoán lâu năm lại dấy lên sau khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người được kỳ vọng thay thế Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, tử nạn.

Sau vụ rơi trực trăng khiến ông Raisi qua đời, người được đồn đoán sẽ kế nhiệm vị trí lãnh tụ tối cao Iran chính là con trai của ông Ayatollah Ali Khamenei – ông Mojtaba Khamenei, được mô tả là "người trong bóng tối" của chính trường Iran.

Ông Mojtaba, 55 tuổi, là con thứ hai trong số 6 người con của ông Khamenei.

Đồn đoán về

Ông Mojtaba Khamenei (trái) và cha là Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: Reuters/The Sun

Theo The New York Times, ông Mojtaba Khamenei từ lâu đã được đồn đoán sẽ đảm nhận cương vị hiện tại của cha mình ở một thời điểm nào đó trong tương lai.

Ông Mojtaba Khamenei giảng dạy tại chủng viện lớn nhất Iran ở Qom, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã phản đối bằng cấp của ông.

Ông chưa đạt được cấp bậc cao trong hệ thống giáo sĩ Shiite, điều mà từ lâu được coi là cần thiết để đảm nhận vai trò lãnh đạo tối cao. Tuy nhiên, điều mà con trai nhà lãnh tụ tối cao của Iran có vẻ lão luyện là ở khả năng điều động chính trị.

Là một cựu chiến binh trong cuộc chiến Iran – Iraq, ông Khamenei là đồng đội của ông Hossein Taeb, người sau này trở thành lãnh đạo đơn vị bán quân sự Basij của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và sau đó lãnh đạo lực lượng tình báo của IRGC trong nhiều năm.

Ông Mojtaba Khamenei cũng được cho là có mối liên hệ cấp cao khác với bộ máy an ninh của Iran.

Ông từng bị các nhà cải cách Iran cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005, giúp ông Mahmoud Ahmadinejad, một người theo chủ nghĩa dân túy cứng rắn, bất ngờ đánh bại các ứng cử viên hàng đầu vào thời điểm đó.

Năm 2009, sau khi ông Ahmadinejad tái đắc cử trước nhà lãnh đạo cải cách Mir-Hossein Mousavi, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã lan rộng khắp cả nước.

Nhiều nhà hoạt động đối lập đã phản ứng gay gắt trước vai trò bị nghi ngờ của ông Mojtaba Khamenei trong cuộc bầu cử, cũng như những tin đồn về việc ông kế nhiệm vị trí tối cao của Iran.

Vào năm 2022, ông Mousavi – người bị quản thúc tại gia từ năm 2011 – đã kêu gọi lãnh tụ tối cao Iran xóa tan tin đồn về việc con trai ông sẽ kế nhiệm.

Tình hình có chuyển biến bất ngờ vào đầu năm nay.

Giáo sĩ Mahmoud Mohammadi Araghi, thành viên Hội đồng chuyên gia lựa chọn lãnh đạo tối cao, nói với hãng thông tấn nhà nước ILNA rằng ông Ayatollah Khamenei, 85 tuổi, kịch liệt phản đối việc con trai ông được xem xét.

Hội đồng chuyên gia phải nhất trí bầu ra người lãnh đạo tối cao. Cho đến lúc đó, họ có thể chọn một hội đồng lãnh đạo gồm 3 hoặc 5 thành viên để điều hành đất nước.

Nhiều chuyên gia Iran cho rằng ý tưởng để chính con trai của ông Khamenei kế vị sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống.

Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, một nhóm nhỏ giáo sĩ Shiite điều hành Iran. Họ có quyền lực hơn cả các quan chức dân cử. Nhưng đất nước này có một nguyên tắc nền tảng, đó là không chấp nhận chế độ cha truyền con nối.

Theo Anh Thư/NLĐO