Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đón đọc Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 22-1, Báo Giáo Dục TP.HCM sẽ phát hành Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵ. Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵ được thể hiện với nhiều bài viết đặc sắc: Những chủ trương, chính sách phát triển về giáo dục trong năm 2013 và những năm tiếp theo; những câu chuyện hay, mới, lạ đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên dải đất hình chữ S được khắc họa qua những cây bút tên tuổi; những nhà giáo tận tụy, lặng lẽ một đời cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” trên khắp các vùng miền của đất nước…
* Tuyến bài giáo dục năm 2013 có gì mới? được mở đầu bằng: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chia sẻ với độc giả về những trăn trở của ngành còn đọng lại trong năm qua và hướng khắc phục trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết thành phố sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho đội ngũ thầy cô giáo trong năm mới Quý Tỵ này.
PGS. Văn Như Cương bày tỏ hy vọng về sự chuyển biến, đổi mới giáo dục trong năm nay và những năm tiếp theo.
TS. Hồ Thiệu Hùng có bài tản mạn về mùa xuân nói chuyện rượu và giáo dục…
* Ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc PGS.  Hồ Sĩ Hiệp nhìn lại người đoạt giải Nobel văn học 2012 – Mạc Ngôn với vùng đất nơi chôn nhau cắt rốn của ông.
GS.TS Trần Ngọc Thêm cũng có bài nghiên cứu về sự thay đổi của Tết cổ truyền Việt Nam trong thời đại ngày nay.
ThS. Nguyễn Hiếu Tín cũng có bài nghiên cứu khá sâu sắc về tục uống rượu của người Việt qua các thời kỳ…
* Trong cái mới – lạ của Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵ độc giả sẽ gặp lại nhà toán học vang danh một thời của Việt Nam – Lê Bá Khánh Trình với những chia sẻ đầu năm.
Trên đỉnh Trường Sơn hùng vỹ, gần nửa thế kỷ qua, có một đoàn gồm các nhà y học, khoa học đã làm cuộc hành trình xuyên thế kỷ để gìn giữ, bảo tồn và nuôi dưỡng một loài sâm quý hiếm bậc nhất hiện nay – sâm Ngọc Linh.
Hay câu chuyện của một doanh nhân trẻ đã bỏ cả “núi” tiền để níu kéo, trùng tu, gìn giữ hàng chục ngôi nhà cổ có niên đại đến hàng trăm năm tuổi bằng những vật liệu mây tre lá…
* Tết này, giới sinh viên đón Tết ra sao? Mở đầu chuyên mục này là việc đón Tết Nguyên đán của sinh viên Việt nơi đất khách quê người. Cũng có bánh mứt, dưa món củ kiệu… cùng nồi bánh chưng nấu dở giữa đêm giao thừa giữa mùa đông tuyết phủ, giá băng.
Đó là lời tâm sự đầu năm của chàng sinh viên Việt được in hình mình trên tem và từ xứ sở hoa tulip bạn đã dùng những con tem này gửi thư thăm hỏi cha mẹ, bạn bè trên khắp thế giới trong dịp xuân về…
Nội dung Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵ phong phú với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, luật sư tên tuổi như: Trần Ngọc Thêm, Hồ Sĩ Hiệp, Hồ Thiệu Hùng, Huỳnh Văn Sơn, Trúc Chi, Nguyễn Thái Dương, Từ Nguyên Thạch, Trần Thanh Quang, Trần Thị Phụng… Hợp cùng với  những bài viết đặc sắc, hay, mới, lạ của các cây bút quen thuộc với độc giả: Nơi người điên tỉnh lại – Phan Ngọc Quang, Nhà ảo thuật và tuyệt phẩm nhạc xuân – Song Minh, Tết ở ngọn hải đăng – Trần Trọng Tri, Hành trình của các thiên thần “thủy tinh” – Ngọc Anh, Nửa đời nặng lòng với phố cổ – Phan Vĩnh Yên, Giành lại sự sống cho thú rừng – Ngọc Trinh, Sức bật từ một dòng sông – Thanh Hà, Vị giáo sư nặng lòng với nông dân – Đan Phượng
Cùng với những chuyên mục thường xuyên khác, Giai phẩm Giáo Dục Xuân Quý Tỵdày 76 trang, in 4 màu, trình bày đẹp, giá 36.000 đồng/cuốn. Báo sẽ được phát hành trên toàn quốc vào ngày 22-1-2013. Đăng ký mua báo tại Phòng Phát hành Báo Giáo Dục TP.HCM, số 300 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: (08).39325306, 0904.421931 hoặc tại bưu điện gần nhất.
Kính mời quý bạn đọc, thầy cô đón xem!
T.S

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)