Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: Góp phần giảm nguồn cấp kinh phí Nhà nước

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Va qua, Đoàn giám sát ca Quc hi do ông Trn Quang Phương – Phó Ch tch Quc hi làm Trưng đoàn, đã làm vic vi UBND TP.HCM v “Vic thc hin chính sách, pháp lut v thc hành tiết kim, chng lãng phí giai đon 2016-2021”.


Ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND TP.HCM – báo cáo trưc đoàn giám sát

Tại buổi làm việc, ông Phương cho biết, hoạt động giám sát tập trung vào đánh giá những tồn tại, vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân; cũng như ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của TP.HCM. Đây là cơ sở để báo cáo, phản ánh đầy đủ với Chính phủ, Quốc hội để có giải pháp tháo gỡ hiệu quả, thiết thực.

D án chm gây lãng phí ngân sách

Tại buổi làm việc, bà Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội – cho biết, một số dự án trọng điểm quốc gia chậm tiến độ, nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, làm giảm hiệu quả nguồn vốn, lãng phí ngân sách Nhà nước. Điển hình dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành, đội vốn từ 7.387 tỷ đồng lên 43.757 tỷ đồng. Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành – Tham Lương đội vốn từ hơn 26.100 tỷ đồng năm 2010 lên hơn 47.800 tỷ vào năm 2018…

Bà Mai đánh giá, việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn TP.HCM là vấn đề khó, nhiều trường hợp do lịch sử để lại, do hậu quả của các nhiệm kỳ trước. Một số vấn đề vượt quá thẩm quyền xử lý của TP là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và do chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, TP.HCM cần kịp thời, quyết liệt hơn.

Các thành viên trong đoàn giám sát cũng đánh giá cao công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của TP.HCM, đặc biệt là việc tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ về tài chính, góp phần giảm nguồn cấp kinh phí của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, tồn đọng yêu cầu TP.HCM cần khắc phục và làm rõ thêm xung quanh các việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, đấu thầu, đấu giá, mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; triển khai quyết liệt việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp…

Đặc biệt, trong quản lý sử dụng tài sản công, nổi lên vấn đề đất đai, chậm phê duyệt phương án giá đất, thủ tục gia hạn hợp đồng thuê đất, gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư, vướng mắc về phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa, việc sử dụng mặt bằng không hiệu quả cần khắc phục.

Cụ thể, TP.HCM cần rà soát số liệu và xử lý dứt điểm các trường hợp dự án chậm đưa đất vào sử dụng, lấn chiếm đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ các hạng mục ưu tiên, nguồn vốn khả thi để thực hiện các công trình, dự án có sử dụng đất đảm bảo đúng tiến độ, trên nguyên tắc phân bổ hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất để khắc phục tình trạng dự án treo, quy hoạch treo. Song song đó, tăng cường công tác giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND trong việc thực hiện.

Tiết kim gn 800 t đng cho ngân sách

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, giai đoạn 2016-2021, tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt sự tác động của dịch bệnh trong năm 2020 và 2021 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế – xã hội của cả TP. Trong bối cảnh đó, việc tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, được đặt lên hàng đầu ưu tiên thực hiện và đã đạt được những kết quả khá tích cực.

Kết quả thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Chi ngân sách Nhà nước bảo đảm nhiệm vụ đề ra. Năm 2020, tiết kiệm chi thường xuyên đạt 367 tỷ đồng (kế hoạch là 215 tỷ đồng), năm 2021 đạt 418 tỷ đồng (kế hoạch là 206 tỷ đồng). Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 86,06% tổng kế hoạch vốn. Tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 bố trí khoảng 30.480 tỷ đồng.

Dịp này UBND TP.HCM đã kiến nghị 3 nhóm vấn đề với Quốc hội, 7 nhóm vấn đề với Chính phủ, 4 nhóm vấn đề với một số bộ ngành…

Theo đó, đối với lĩnh vực đất đai, TP.HCM kiến nghị Quốc hội sớm xem xét, ban hành Luật Đất đai sửa đổi; trong đó quan tâm đến việc điều chỉnh các quy định phù hợp về bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp thuận lợi hơn cho công tác triển khai các dự án đầu tư công và đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.


Quang cnh bui làm vic

Về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kiến nghị điều chỉnh Luật Đầu tư công theo hướng cho phép các địa phương được chủ động bố trí ngân sách địa phương, nguồn chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm ngoài tổng mức vốn đã được Quốc hội thông qua trên cơ sở khả năng thu ngân sách thực tế, sau khi đã đảm bảo nguồn chi cải cách tiền lương, không làm tăng mức bội chi ngân sách hằng năm, không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản… Bởi lẽ, lĩnh vực đầu tư công, thủ tục kéo dài làm tăng mức đầu tư. Mặc dù tình trạng dàn trải dần khắc phục nhưng vẫn còn do số lượng dự án và nhu cầu vốn đầu tư quá lớn. Nhiều vướng mắc khi chuyển sang thực hiện chính quyền đô thị chậm được giải quyết, mặc dù đã được dự liệu sẽ phát sinh.

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, TP đang khẩn trương tổng kết ở cấp TP việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, dự kiến hoàn tất trong tháng 8. Sau đó sẽ báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổng kết theo cách tiếp cận TP đề nghị nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 nhằm tạo sự chủ động cho TP về đầu tư, tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy.

Liên quan đến quản lý tài sản công, TP cũng đã có chủ trương xây dựng đề án quản lý. Trong đề án sẽ phân nhóm cần bán, đầu tư, giữ lại và có thể sắp xếp lại một số cơ quan làm sao cho khoa học, tiết kiệm, có thể khai thác hiệu quả quỹ nhà đất dôi dư.

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng kiến nghị TP được đánh giá lại bộ máy biên chế cho đúng với quy mô dân số, hoạt động kinh tế – xã hội. Vì hiện nay trên địa bàn TP.HCM có những xã có quy mô dân số lên đến 175 ngàn dân, trong khi số dân số bình quân các huyện trên cả nước khoảng 120 ngàn dân. Điều này cho thấy tính trên khối lượng công việc, dân số, nhu cầu thực tế cần tổ chức lại hợp lý hơn.

“TP không xin nhiều hơn mà chỉ xin đủ để làm việc”, ông Mãi nhấn mạnh.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)