Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đồng bằng sông Cửu Long: Dịch bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp

Tạp Chí Giáo Dục

Năm nay, ti nhiu tnh, thành vùng đng bng sông Cu Long (ĐBSCL), bnh tay chân ming (TCM) din ra sm hơn, s ca mc tăng cao vi nhiu ca chuyn nng. Tính đến nay, toàn vùng có hơn 20 bnh nhi t vong, cao nht trong nhiu năm nay.


Bnh nhi N.T.A. đang điu tr ti Khoa Hi sc – Cp cu Bnh vin Nhi đng Cn Thơ

Nm vin hơn 1 tháng vì… đi bác sĩ tư

Thống kê của Bệnh viện (BV) Nhi đồng Cần Thơ cho thấy, từ đầu năm đến nay, BV tiếp nhận và điều trị cho 1.472 ca TCM nội trú và 6.324 ca TCM ngoại trú, trong đó gần 50% bệnh nhi đến từ các tỉnh trong vùng ĐBSCL; có 2 trường hợp tử vong.

Tại Khoa Hồi sức – Cấp cứu của BV, bệnh nhi N.T.A (19 tháng tuổi), mắc bệnh TCM đang được theo dõi tích cực.

Chị M.T (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) – mẹ của bệnh nhi – cho biết: “Tôi sinh đôi, bé N.B.A là chị, bé N.T.A là em. Trước đó, B.A bị sốt hơn 38 độ, nổi mụn nước trong miệng, bỏ ăn uống, quấy khóc. Theo đó, gia đình đưa bé đến bác sĩ tư gần nhà điều trị. Sau 3 ngày, bé hết sốt, lành vết loét trong miệng, ăn uống được. Đúng lúc này thì bé T.A bị bệnh với các triệu chứng giống chị nhưng sốt nhẹ hơn, ít quấy khóc. Gia đình cũng đưa bé đến điều trị tại bác sĩ tư nhưng đến ngày thứ 3 bệnh trở nặng. Ngày thứ 4, bé co giật, mặt tím tái, nôn ói suốt đêm. Sáng hôm sau, gia đình đưa con đến BV Đa khoa quận Thốt Nốt và được chẩn đoán mắc TCM nặng. Nhanh chóng BV chuyển bé đến BV Nhi đồng Cần Thơ. Tại đây, bé được xác định mắc bệnh TCM độ 4 và chuyển đến Khoa Hồi sức – Cấp cứu trong tình trạng huyết áp khó đo, thở không đều. Bé được đặt ống thở và lọc máu…”.

Đến nay bệnh nhi T.A. đã điều trị tại Khoa Hồi sức – Cấp cứu được hơn 1 tháng. BS Ngô Công Toại – phụ trách điều trị cho bé – tâm tư: “Do bệnh của T.A. quá nặng, cháu đã ngưng tim 3 lần, nếu chuyển lên BV ở TP.HCM sẽ không đảm bảo tính mạng. Hiện bé vẫn thở máy nhưng đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe cải thiện, đã mở mắt, chức năng tim, phổi tốt nhưng do virus đã tấn công đến não trong khi không có thuốc đặc trị nên bé sẽ bị ảnh hưởng đến não… Đáng tiếc là gia đình cho con nhập viện quá trễ, trong khi đặc trưng của bệnh TCM năm nay không chỉ tăng về số ca mắc mà số ca nặng cũng tăng nhiều, hầu hết là dương tính với Enterovirus (EV71) khiến bệnh diễn tiến rất nhanh, dễ tử vong”.

Thiếu thuc cho bnh nhân nng

BS.CKII Huỳnh Hùng Dũng – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Cần Thơ – cho biết, bệnh TCM bắt đầu tăng nhiều từ tháng 5 đến nay. BV đã chuẩn bị thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để điều trị cho những ca bệnh nhẹ. Đối với ca bệnh nặng, do thiếu thuốc điều trị nên BV phải chuyển lên các BV ở TP.HCM. BV chỉ giữ lại các ca quá nặng, có nguy cơ tử vong trên đường chuyển viện. Hồi tháng 7, có những ngày số ca chuyển tuyến trên 10 bé. Hiện nay trung bình chuyển từ 5 đến gần 10 bệnh nhi/ngày.

Cũng theo BS Dũng: “Năm nay bệnh TCM có những biểu hiện không có trong y văn như triệu chứng không rõ ràng, không điển hình. Khá nhiều bệnh nhi nhập viện nhưng tay chân không nổi bóng nước, thậm chí có bé không bị sốt, chỉ có biểu hiện bỏ ăn, quấy khóc; nếu cha mẹ đưa con đến BS tư điều trị, BS không xác định sớm được bệnh để cho nhập viện sẽ khiến bệnh trở nặng, khó cứu được. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh TCM nặng, đây là một trong những lý do khiến ĐBSCL có gần 20 ca bệnh TCM tử vong. Trước đây BV Nhi đồng Cần Thơ có đủ thuốc Gamma – globulin và Phenobarbital để điều trị bệnh TCM nặng. Điều trị tại chỗ đem lại hiệu quả nhanh, đỡ tốn kém cho người dân. Năm nay thiếu thuốc nên phải chuyển tuyến, phụ huynh lo âu, chúng tôi cũng gặp khó do nhân lực đang thiếu nhưng phải bố trí nhân viên điều dưỡng đi theo bệnh nhi để chăm sóc, theo dõi, đảm bảo an toàn cho các bé”.

BS Nguyễn Ngọc Việt Nga – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ – cho biết, BV Nhi đồng Cần Thơ là tuyến cuối của ĐBSCL, hiện nay do thiếu thuốc điều trị bệnh TCM nặng nên bắt buộc BV phải chuyển các ca nặng lên TP.HCM. Hiện nay các BV nhi đồng ở TP.HCM đã được bổ sung số lượng lớn thuốc Gamma – globulin và Phenobarbital nên Sở Y tế TP.Cần Thơ đã có công văn đề nghị Sở Y tế TP.HCM chuyển nhượng một số thuốc cho BV Nhi đồng Cần Thơ; đồng thời gửi công văn đến Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho Cần Thơ nhập khẩu thuốc Gamma – globulin và Phenobarbital. Có được nguồn thuốc này, BV Nhi đồng Cần Thơ sẽ không phải chuyển viện đối với ca bệnh nặng. Việc điều trị sẽ tăng hiệu quả và giảm tỷ lệ tử vong đối với bệnh TCM”.

Không đ dch bnh bùng phát trong trưng hc

Theo Sở Y tế tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 ca mắc TCM. Trong đó các địa phương có ca mắc cao là: huyện Chợ Mới với hơn 300 ca; TP.Long Xuyên – gần 200 ca; huyện Thoại Sơn – gần 170 ca… Đặc biệt, trong tháng 6 vừa qua số ca mắc tăng đột biến. Từ giữa tháng 7 tới nay, số ca mắc có giảm nhưng không đáng kể; bình quân mỗi tuần vẫn có hơn 100 ca mắc.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.100 ca TCM, tăng khoảng 47% so cùng kỳ năm 2022. Tập trung chủ yếu ở các TP Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Lãnh đạo BV Sản Nhi Kiên Giang cho biết, thời gian gần đây số ca bệnh TCM đến khám và điều trị tại BV tăng 5-6 lần so với cùng kỳ và có 10 ca nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Ông Võ Chí Đại – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang – cũng cho biết, trong tháng 7, tỉnh có 116 ca mắc TCM, tăng 99 ca so với tháng trước. Số ca mắc tuy không nhiều như các tỉnh trong vùng nhưng có tới 4 ca tử vong với chẩn đoán TCM độ 4, đều dương tính với EV71. Cũng như các tỉnh, thành trong vùng, những ca bệnh có dấu hiệu chuyển nặng đều được chuyển tuyến trên điều trị. Các BV tuyến cuối có đủ trang thiết bị, thuốc để điều trị sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ.

Để ngăn chặn dịch bệnh TCM xâm nhập vào trường học khi năm học mới đã cận kề, hiện ngành y tế vùng ĐBSCL đang tổ chức nhiều đoàn liên ngành để giám sát, kiểm tra, hỗ trợ các địa bàn và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Trong đó các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã tổ chức truyền thông tại trường mầm non; yêu cầu các trường thực hiện tốt vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường…

Đan Phưng

Bình luận (0)