Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Thị trường bất động sản bắt đầu “nóng”

Tạp Chí Giáo Dục

H tng giao thông chính là yếu t then cht quyết đnh tim năng ca bt đng sn (BĐS). Theo đó, cùng vi s xut hin ca nhng tuyến đưng ln ni dài t TP.HCM đi các tnh min Tây, th trưng BĐS ĐBSCL đang nóng dn…


Mt khu dân cư  d án Khu đô th Nam Cn Thơ. Ảnh: Đ.Phượng

Giá đt tăng khong 10%

Đối với thị trường BĐS khu vực ĐBSCL, theo báo cáo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, năm 2020, dù đại đa số người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng những dự án được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đầy đủ pháp lý, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, luôn được thị trường đón nhận tích cực. Các dự án vị trí trung tâm thành phố có mức giá bình quân từ 40-60 triệu đồng/m2; dự án khu vực cửa ngõ mức giá từ 20-30 triệu đồng/m2. Mức tăng bình quân khoảng 7% đến 10% so với năm 2019.

Cụ thể, đối với TP.Cần Thơ, theo ông Lê Phương Đông – Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS khu vực ĐBSCL: Trầm lắng suốt từ đầu năm 2020 nhưng đến cuối tháng 7-2020, thị trường BĐS Cần Thơ đã sôi động trở lại. Lượng cung ra thị trường khoảng 500 sản phẩm đất nền, tiêu thụ đạt 65%. Các dự án gần trung tâm thành phố, gần đường lớn có giá bình quân từ 30-40 triệu đồng/m2. Mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019.

Với lợi thế gần TP.HCM, các dự án BĐS tại tỉnh Long An được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Một số dự án có tiềm năng tốt, có giá bán dao động từ 21-26 triệu đồng/m2. Các vùng khác trong tỉnh có giá bình quân từ 13-15 triệu đồng/m2.

Nổi bật trong vùng là Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Các nhà đầu tư quan tâm mạnh khi Phú Quốc trở thành thành phố. Các tập đoàn lớn như Sungroup, Vingroup trong quý III và IV/2020 liên tiếp công bố, đưa các khu đại đô thị du lịch ở đảo Phú Quốc vào vận hành khai thác, tạo sức hút, sự sôi động trở lại cho thị trường BĐS Phú Quốc.

Ông Đông nhấn mạnh: “Nhìn chung, BĐS trong các đô thị đã nhanh chóng thu hút nhà đầu tư, đặc biệt ở những dự án được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài. Các giao dịch đất nền đô thị có pháp lý rõ ràng được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn”.

Với 153 dự án đầu tư trong vùng đã được xác định theo quy hoạch phát triển ĐBSCL; tổng kinh phí cần thiết để thực hiện các dự án trong giai đoạn đầu (2021-2025) là 24 tỷ USD và giai đoạn 2 (2026-2030) là 34 tỷ USD, trong đó có 95.000 tỷ cho 32 dự án giao thông trọng điểm được triển khai giai đoạn 2021-2025, sẽ tạo nhiều khởi sắc cho thị trường BĐS của ĐBSCL trong năm 2021. Với sự chuyên nghiệp hóa, các chủ đầu tư sẽ đa dạng hóa sản phẩm BĐS để phù hợp nhu cầu thị trường.

S thu hút các đi gia đa c trên thế gii

Ông Hồ Quang Tây – Ủy viên Ban Chấp hành Hội Môi giới BĐS ĐBSCL – chỉ ra: “Hàng loạt dự án như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Đại Ngãi… dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2021 sẽ tạo ra một trục cao tốc hoàn chỉnh, giúp tuyến giao thông đường bộ của Tây Nam bộ gần như kết nối hoàn toàn, không còn cách trở “lụy phà”. Nhờ đó vận tải hàng hóa và hành khách không chỉ thông tuyến từ TP.HCM tới Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, mà còn đi xa tới Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu. Sự xuất hiện của các công trình giao thông này góp phần mang đến diện mạo khang trang hơn cho kiến trúc và cảnh quan của đô thị tỉnh lỵ, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh miền Tây và là “cú hích” tạo đà cho sự phát triển của thị trường BĐS trong năm 2021”.

Theo đánh giá của ngành BĐS: Giai đoạn 2021-2025, thị trường sẽ đối mặt với những chuyển biến để hình thành một tương lai mới. Cạnh tranh gia tăng ở các đô thị mới nổi, thị trường BĐS miền Tây Nam bộ sẽ thu hút các đại gia địa ốc hùng mạnh trên thế giới gia nhập thị trường.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 của Hiệp hội BĐS TP.Cần Thơ vừa tổ chức, GS.TS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường – phân tích: “Với nhiều dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là hoàn thiện mạng lưới giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sắp tới đây Chính phủ sẽ phê duyệt quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL, tất cả hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư vào BĐS tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, năm 2021, nền kinh tế cả nước được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ, các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như thị trường BĐS sẽ cải thiện theo hướng tích cực. Nhiều dự án sửa đổi luật dự kiến sẽ hoàn thiện, trong đó có lĩnh vực BĐS. Điều này đồng nghĩa các vướng mắc về chính sách pháp luật ở một vài phân khúc, loại hình sẽ được tháo gỡ theo hướng cụ thể hơn. Khi các “điểm nghẽn” được khơi thông sẽ kéo theo sự khởi sắc của các hoạt động kinh doanh, phát triển dự án BĐS. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào BĐS cần thấu hiểu nguyên lý kinh tế cơ bản của các thành phố, khu vực và cả ĐBSCL để lựa chọn điểm đến đầu tư. Một dự án BĐS có giá trị phải đáp ứng được yêu cầu của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chứ không chỉ là ngôi nhà để ở. Nhà đầu tư không thể làm ăn chộp giật mà cần có tính toán lâu dài để xây dựng được thị trường BĐS lành mạnh, góp phần cải thiện môi trường sống, đem lại nơi an cư cho người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của vùng”.

Đan Phưng

Bình luận (0)