Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dòng chảy nghĩa tình sau bục giảng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà giáo luôn gn vi hình nh mu mc v nhân cách sng, sut đi tâm huyết vi ngh vun xi mm non tương lai cho đt nưc. Thy cô còn là nhng hình nh đp v s cưu mang, tinh thn “tương thân tương ái” vi đng nghip. T mch ngm ca truyn thng “thương ngưi như th thương thân”, nghĩa tình nhà giáo vn là mt dòng chy không bao gi khô cn gia cuc đi.

GV mt trưng THPT mi thành l Bình Chánh (TP.HCM) nhn tr cp t s đóng góp ca đng nghip

Hạnh phúc nhất của các nhà giáo là khi mang đến thật nhiều hạnh phúc cho học trò, cho đồng nghiệp và cho những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn.

1. Sau khi nghỉ hưu, thầy Đặng Văn Hiến – Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7 – bắt đầu bước vào thời kỳ khó khăn nhất: Không có lương hưu, tuổi già của một nhà giáo hơn 30 năm theo nghề bắt đầu sống trong cảnh túng thiếu, chật vật. Đến khi sức khỏe yếu, bệnh tật lại có cơ hội “bung ra” vây bủa lấy cuộc sống. Tưởng như phải sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn và cách biệt với xã hội bên ngoài. Thế rồi có một ngày, hạnh phúc đã đến khi cánh cửa nhà thầy mở rộng đón rất nhiều học trò và đồng nghiệp đến an ủi động viên sau 2 năm thầy Hiến xa trường. Vì quá bất ngờ, thầy Hiến vô cùng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của “những người sống quanh tôi” trước đây. Một bó hoa, những món quà, một số tiền mặt và sự xuất hiện của mọi người là niềm hạnh phúc quá bất ngờ mà thầy giáo tuổi U70 có được ngày hôm đó. Cũng chính trong buổi gặp gỡ, thầy Hiến mới biết được lý do có sự hội ngộ ấm áp tình người này. Theo cô Phạm Thị Nga –  Chủ tịch Công đoàn nhà trường – “xuất phát điểm” bắt đầu từ một HS cũ của Trường THPT Lê Thánh Tôn hiện là bác sĩ của BV Da liễu TP.HCM. Trong một lần trực khám bệnh, nữ bác sĩ đã gặp và biết được thầy giáo của mình trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Là GV giám thị, nên thầy Đặng Văn Hiến luôn tiếp xúc và rất gần gũi với học trò nhiều lớp. Bất kỳ HS lớp nào, khối nào vẫn không quên hình ảnh người thầy đáng kính, tận tâm, luôn thương yêu và khuyên nhủ các trò như chính con em trong gia đình mình.

Thông qua kết nối từ facebook, cuộc vận động quyên góp và thăm hỏi người thầy giám thị đang đối mặt với căn bệnh vảy nến được khởi động. Mặc dù thầy Hiến không còn công tác ở trường, dù nhiều HS đã ra trường nhưng hầu hết cán bộ, GV, HS trước đây vẫn tìm cách để xoa dịu nỗi đau, nỗi vất vả của người đồng nghiệp già đã nhiều năm gắn bó với nhau trong công việc. Đây chính là điều làm cho gia đình vợ con thầy Hiến càng thêm xúc động và cảm phục. Không còn trong một phạm vi nhỏ hẹp, nghĩa tình nhà giáo đã vượt qua mọi ranh giới, bất kể thời gian để đem tình yêu thương lòng nhân ái đến cho con người. Ngọn lửa cưu mang trong giáo giới được thổi bùng từ những trái tim nhân ái.

2. 30 năm trước, thầy Bùi Văn Khanh là một Bí thư Chi đoàn GV Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp đầy nhiệt huyết. Thế nhưng gần 10 năm nay căn bệnh tai biến mạch máu não đã quật ngã nhà giáo từng theo nghiệp phấn bảng bây giờ trở thành người tồn tại theo đời sống thực vật. Nghỉ việc theo chế độ sức khỏe yếu, gia đình người thầy giáo quê Thanh Hóa đứng trước bao khó khăn. Không con cái, thầy phải mang thân hình người bệnh lúc khóc lúc cười, khi nhớ khi quên về quê vợ ở tuốt cù lao Phú Thuận bên kia sông huyện Hồng Ngự đầu tỉnh Đồng Tháp để sống quãng đời còn lại. Hàng ngày thầy giáo trẻ thân hình còm cõi phải đối diện với nỗi cô đơn vì bà con thân thích ở tận ngoài quê đường xa cách trở. Thế nhưng đầu năm 2018 vợ chồng thầy thật sự bất ngờ khi có một số GV đang sống tại các tỉnh phía Bắc vượt hàng ngàn cây số đến thăm, chia sẻ và hỗ trợ những phần quà ý nghĩa.

Thời gian 35 năm trôi nhanh, đồng nghiệp gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Hạnh phúc khi biết ai cũng khỏe mạnh lên chức ông bà. Xót xa khi biết tin có người tạ thế, người sống trong tuổi già cô quạnh và tật nguyền sau khi giã từ nghề đưa đò. Sau đó vài ngày, hình ảnh thầy Khanh ốm yếu ngồi một chỗ trên giường bệnh đã trở thành “cầu truyền hình” kết nối trên mạng xã hội. Hầu hết đồng nghiệp cũ đều chung tay ủng hộ bằng tình thương yêu “lá lành đùm lá rách”. Tuy không khóc thành lời nhưng ai cũng xót xa cho hoàn cảnh thầy giáo tình nguyện xa quê vào vùng đất xa công tác, đóng góp một phần tuổi trẻ cho sự nghiệp giáo dục địa phương trong những năm hòa bình đầu tiên. Khi nhận được tin nhắn hơn 20 triệu đồng từ các tài khoản gửi về của một nhóm GV tự phát, cô giáo Trần Thị Tiếm – vợ thầy Khanh – đã xúc động không ghìm được nước mắt. Dù có người chưa một lần gặp mặt nhau nhưng cô Tiếm đã nghẹn ngào chuyển lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã quan tâm tới hoàn cảnh éo le của chồng mình.

3. Đóng góp chút tiền lương để giúp đồng nghiệp vượt qua bệnh tật, sửa sang hay xây tặng một ngôi nhà là nghĩa cử cao đẹp của đội ngũ nhà giáo luôn sẵn lòng giúp đỡ. Dù thu nhập không nhiều, đồng lương khiêm tốn nhưng những tấm lòng vàng trong nghề giáo vẫn tỏa sáng lung linh. Vòng tay nhân ái lúc nào cũng được mở rộng để cưu mang những mảnh đời kém may mắn sau khi rời xa bục giảng. Có được một ngôi nhà khang trang là ước mơ của thầy giáo Phạm Văn Nghĩa – Trường THPT Cao Lãnh 2, tỉnh Đồng Tháp. Bao nhiêu năm tiết kiệm mà vẫn không có một mái ấm đúng nghĩa để nương thân vì đồng lương thu nhập quá ít ỏi. Quỹ Mái ấm công đoàn của ngành GD-ĐT tỉnh đã có một phép mầu khi tiếp thêm kinh phí để gia đình thầy có thêm lực hoàn tất ngôi nhà mới của mình. Ngôi nhà cấp 4 như một phép mầu đã đem đến hạnh phúc muộn cho thầy giáo nghèo khó ngoài đời thường nhưng giàu có tình thương trên bục giảng.

Nhiu hoàn cnh khó khăn ca nhà giáo Cn Gi đưc Công đoàn ngành quan tâm trong dp Tết

4. TP.HCM luôn xứng danh với tên gọi mảnh đất nghĩa tình vì có nhiều hoạt động quan tâm tới những hoàn cảnh khó khăn của người lao động đặc biệt là trong ngành giáo dục. Chăm lo đời sống cho hội viên được coi là hoạt động trọng tâm của các cấp Hội Cựu giáo chức TP.HCM. Được tổ chức dưới nhiều hình thức và hoạt động phong phú nên nhiều hoàn cảnh thầy cô giáo luôn được đồng nghiệp quan tâm trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ. Có được nguồn quỹ thường xuyên là cũng nhờ sự quan tâm của Thành ủy, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM với hàng trăm suất chế độ thăm hỏi nhất là vào dịp lễ tết, họp mặt hàng năm. Cầm những phần quà được trợ cấp trên tay, nhiều nhà giáo lão thành gần như nhỏ lệ, thật sự xúc động vì tấm lòng nghĩa tình đồng nghiệp cùng hoàn cảnh tương đồng. Rất nhiều nữ GV ở vùng sâu vùng xa như Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi khi nhận được quà là những xấp vải may áo dài từ phong trào quyên góp của đồng nghiệp nội thành đã có thêm động lực để ngày mai bước vào bục giảng.

Số tiền hàng chục triệu đồng từ Công đoàn ngành GD-ĐT TP.HCM gửi đến các nhà giáo đau ốm liên miên đang phải đối mặt với căn bệnh nan y đã nối thêm nghị lực sống tiếp hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp trăm năm trồng người. Cứ như vậy dòng chảy nghĩa tình nhà giáo mãi dạt dào bất tận như nguồn nước Cửu Long không bao giờ khô cạn. Lòng người bớt cô đơn, lạnh lẽo vì được ngọn lửa yêu thương của đồng nghiệp sưởi ấm giữa cuộc đời. Cho đi là để nhận lại. Với đội ngũ nhà giáo, hạnh phúc của đồng nghiệp cũng là niềm vui chính mình.

Phan Ngc Quang

 

 

Bình luận (0)