Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đồng hành cùng ngư dân bám biển

Tạp Chí Giáo Dục

Vi vic thưng xuyên t chc các hot đng tuyên truyn pháp lut trên bin, nhiu năm qua, B đi biên phòng (BĐBP) Đà Nng đã đng hành cùng ngư dân vươn khơi bám bin, góp phn bo v an toàn cho ngư dân, bo v ngư trưng và gi gìn biên gii bin đo quc gia.


Cán b Đn Biên phòng Sơn Trà tng c T quc cho ngư dân

Hiu lut đ an tâm ra khơi

Âu thuyền Thọ Quang những ngày chính vụ cá Nam, ngư dân ngược xuôi tất bật trở về và chuẩn bị cho những chuyến vươn khơi mới. Anh Nguyễn Văn Tiến, thuyền trưởng tàu ĐNa 90758TS (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) vừa chuẩn bị vệ sinh ngư lưới cụ sau một chuyến đi dài, vui vẻ cho biết: “Vài năm lại đây, nhờ có sự đồng hành của chính quyền và BĐBP Đà Nẵng nên ngư dân an tâm ra biển hơn. Người dân đi biển bây giờ đã hiểu và nắm được luật pháp trên biển nên càng nêu cao ý thức bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và không vi phạm đánh bắt trên vùng biển nước ngoài”. Anh Tiến là Tổ trưởng Tổ tàu thuyền đoàn kết tiến lên của phường Nại Hiên Đông. Là một trong những ngư dân tham gia tổ từ khi chương trình vừa được BĐBP Đà Nẵng phát động, anh Tiến nói, ngư dân ra biển không chỉ chia sẻ về ngư trường mà còn tương trợ cho nhau khi lao động trên biển. Các tàu cũng đã được lắp thiết bị giám sát hành trình, di chuyển thế nào cơ quan chức năng, lực lượng BĐBP cũng nắm được. “Trên biển, anh em trong tổ thường xuyên bố trí vùng đánh bắt gần nhau để dễ dàng hỗ trợ khi cần. Nhiều lần đang đánh bắt, có tàu bất ngờ gặp sự cố do áp thấp, bão hoặc bị tàu lạ cắt lưới… tổ đều hỗ trợ kịp thời”, anh Tiến nói.

Ngư dân Nguyễn Văn Xuân – chủ tàu ĐNa 91070 chia sẻ: “Với tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ, tôi thấy những phổ biến về luật trên biển của các cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Thọ Quang đến với ngư dân rất hữu ích. Điều đó giúp chúng tôi dễ dàng nhận biết về ranh giới vùng biển của mình để đánh bắt, tránh vi phạm vùng biển nước ngoài đồng thời bảo vệ vùng biển nước mình để không bị xâm phạm. Không chỉ vậy, mỗi khi gặp sự cố, các ngư dân đều thông tin về đất liền để kịp thời được hỗ trợ. Như thế, việc đánh bắt xa bờ của anh em chúng tôi được yên tâm hơn rất nhiều”. 

Theo thống kê, toàn quận Sơn Trà có 1.102 phương tiện tàu thuyền, trong đó có gần 500 tàu hoạt động vùng khơi. Đây là địa phương có số tàu thuyền đánh bắt trên biển đông nhất TP.Đà Nẵng. Năm 2021, UBND quận Sơn Trà có quyết định thành lập 93 tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển nhằm mục đích tăng năng suất khai thác, đánh bắt thủy hải sản của địa phương, đồng thời tăng cường mối đoàn kết, gắn bó, tương trợ của ngư dân trên biển. Các tổ được thành lập bao gồm các tàu có cùng ngành nghề khai thác, có mối quan hệ họ hàng.


Đn Biên phòng Phú Lc tng phao cu sinh cho ngư dân Đà Nng

Ngư dân Lê Văn Thiên cho biết: “Nhờ được Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng tuyên truyền pháp luật nên bản thân tôi và thuyền viên đều nắm được các quy định trên biển. Gia đình tôi có 4 chiếc tàu khai thác hải sản vùng khơi nên việc nắm bắt pháp luật thông thạo giúp tránh được các thiệt hại không đáng có, đồng thời có thể bảo vệ tốt khối tài sản của mình”.

Ông Bùi Sửu – Chủ tịch Hội nông dân phường Nại Hiên Đông cho biết, các tổ tàu đoàn kết trên biển được thành lập mang lại nhiều lợi ích cho ngư dân. Cụ thể, ngư dân đánh bắt trên biển vừa chia sẻ ngư trường vừa tương trợ lẫn nhau khi có sự cố trên biển. Các Tổ tàu thuyền đoàn kết cũng làm nhiệm vụ như các đầu mối liên lạc với Đài canh thông tin của BĐBP Đà Nẵng để cập nhật những vấn đề thời tiết, tàu bị nạn, tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam…

Sát cánh cùng ngư dân bo v ch quyn

Cùng với các hoạt động giữ vững an ninh trên biển, thời gian qua các Đồn Biên phòng Sơn Trà, Phú Lộc, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng thường xuyên phối hợp với với Hội Nông dân các cấp trên địa bàn TP.Đà Nẵng đẩy mạnh tuyên truyền cho các chủ phương tiện, ngư dân nắm bắt các quy định về vùng khai thác, các văn bản pháp luật liên quan đến việc khai thác trên biển. Các hình thức tuyên truyền rất đa dạng, từ tuyên truyền tập trung, phạm vi nhỏ trong từng tổ, khu dân cư đến các hội nghị, cuộc họp của các ban, ngành, đoàn thể, thậm chí là trong nhà trường… Nhờ đó có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của bà con nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển của thành phố. Việc thường xuyên tăng cường công tác phối hợp giữa kiểm tra, kiểm soát hành chính với thanh tra thủy sản, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân chấp hành các quy định pháp luật trên biển đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức pháp luật khi khai thác hải sản trên biển, không xâm phạm chủ quyền vùng biển các nước khác.

Đng hành cùng ngư dân trên ngư trưng bin c, các đơn v BĐBP Đà Nng thưng xuyên phi hp vi chính quyn đa phương tng quà, áo phao, hp thuc, phao cu sinh cho ngư dân. Bên cnh đó, các đài trc canh thông tin ca Đn Biên phòng Phú Lc, Sơn Trà cũng thưng xuyên theo dõi thông tin thi tiết đ thông báo, hưng dn cho các tàu đánh cá ch đng thoát khi vùng nguy him, tiếp nhn kp thi các v vic tàu b nn trên bin khi xy ra s c giúp ngư dân thêm vng tin khi bám bin, vươn khơi.

Thượng tá Trần Doãn Toản – Chính trị viên Đồn Biên phòng Sơn Trà, BĐBP Đà Nẵng cho biết, thông qua các tổ tàu thuyền đoàn kết, đơn vị đã tuyên truyền, vận động các chủ tàu, thuyền chấp hành các quy định khi đánh bắt trên biển đồng thời tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự chuyển biến có hiệu quả rõ rệt.

Còn tại Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Tiên Sa, Đại úy Doãn Hồng Quang, Chính trị viên Trạm cho biết, đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, phổ biến pháp luật cho ngư dân. Qua đó người dân hiểu rõ những quy định về hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp; quy định xử phạt một số lỗi thường gặp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và thẩm quyền của BĐBP theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP, ngày 16-5-2019 của Chính phủ; chính sách của một số quốc gia có liên quan trong việc xử lý ngư dân, tàu cá nước ngoài vi phạm; tác động của thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với xuất nhập khẩu thủy sản… Các thông tin này nhằm giúp ngư dân nắm chắc phạm vi vùng biển Việt Nam, tự giác chấp hành pháp luật, không có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sản trái phép; chung tay cùng các cấp, các ngành và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Phan L

Bình luận (0)