Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đồng hành cùng startup Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bên cnh ý tưng, đam mê và s dn thân, startup Vit có đưc ch đng trong bn đ khi nghip không th thiếu vai trò ca các t chc h tr khi nghip.


Ông Nguyn Mnh Cưng (Cc trưng Cc Công tác phía Nam, B KH-CN) phát biu v vai trò ca Nhà nưc trong vic h tr chính sách, pháp lý cho doanh nghip khi nghip

Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đó là vườm ươm, trung tâm đổi mới sáng tạo khởi nghiệp, quỹ đầu tư trong và ngoài nước thuộc các trường ĐH, khu công nghệ cao…

Nhng “cái nôi” ươm to khi nghip

Theo các chuyên gia khởi nghiệp, nhiều startup có ý tưởng tốt, tính hiệu quả xã hội cao, tối ưu về công nghệ và chi phí…, tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều khó khăn để hiện thực hóa ý tưởng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chết yểu” của một số dự án, trong đó có những giải pháp mới mà xã hội đang cần. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn mua giải pháp công nghệ của nước ngoài để phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Từ thực tế đó, các tổ chức vườn ươm khởi nghiệp lần lượt ra đời, đồng hành cùng startup Việt và trở thành những “cái nôi” ươm tạo được cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng.

PGS.TS Phạm Đình Anh Khôi (Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ, để thực hiện hóa ý tưởng công nghệ thành doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không thể bỏ qua vai trò của đội ngũ nhà khoa học, mạng lưới đối tác cũng như cơ sở vật chất của các vườn ươm. “Cũng như một số vườn ươm khác, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Trường ĐH Bách khoa không chỉ dừng lại ở phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường ĐH mà còn phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nhằm hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ. Hiện trung tâm đang mở rộng nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp từ cơ sở vật chất, đào tạo, công nghệ cho đến tìm kiếm nguồn vốn”, ông Khôi cho biết.

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH-CN) cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp phải hội đủ các thành phần như doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, quỹ đầu tư, trường ĐH, viện nghiên cứu…, và đặc biệt là Nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp khởi nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và Nhà nước có vai trò hỗ trợ, cụ thể là chính sách, pháp lý. Hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh hay yếu, hiệu quả hoạt động, bền vững đến đâu tùy thuộc vào sự gắn kết giữa các thành phần nói trên. Ông Cường đánh giá cao sự điều phối hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp của các tổ chức ươm tạo trong và ngoài trường ĐH, qua đó hàng loạt dự án khởi nghiệp thành công chỉ trong một thời gian ngắn.


M
t doanh nghip khi nghip chia s v mô hình nuôi trng ng dng công ngh cao

Ở phía Nam, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập không chỉ thúc đẩy sinh viên, giảng viên khởi nghiệp trong các trường, đơn vị thành viên mà còn mở rộng hoạt động ở các lĩnh vực khác. Được biết, trung tâm này là một trong những chương trình hợp tác giữa Bộ KH-CN và ĐH Quốc gia TP.HCM. “ĐH Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trở thành cụm khởi nghiệp sáng tạo năng động, nòng cốt của khu đô thị thông minh tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố, là nơi tập trung của trên 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với hơn 2.000 việc làm. Đồng thời, đây là nơi thực tập của hàng ngàn sinh viên mỗi năm, làm nòng cốt để thúc đẩy hoạt động sinh viên, giảng viên khởi nghiệp”, đại diện Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho biết.

Tác đng tích cc đến h sinh thái khi nghip

Ông Vũ Anh Tuấn (Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung – QTSC Incubator) cho biết, vườn ươm ra đời nhằm hỗ trợ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin tại TP.HCM vượt qua khó khăn, rủi ro, thách thức trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. QTSC Incubator là vườn ươm doanh nghiệp đầu tiên của cả nước hoạt động dưới sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Cộng đồng châu Âu và Chính phủ Việt Nam. “QTSC Incubator sẵn sàng hỗ trợ mọi mặt cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển bền vững và tăng trưởng cao về kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới. Qua đó xây dựng thương hiệu công nghệ thông tin quốc gia, phát huy tiềm năng và trí tuệ của thế hệ trẻ Việt Nam. Từ việc tập trung ươm tạo các doanh nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin, QTSC Incubator thay đổi mục tiêu ươm tạo, tập trung hỗ trợ phát triển các startup về lĩnh vực viết app, ứng dụng thực tiễn cho xã hội, y tế, giáo dục, cộng đồng…, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức”, ông Tuấn chia sẻ.

Việc hình thành các cơ sở ươm tạo khởi nghiệp thời gian qua đã tạo tác động tích cực lên hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, thu hút sự chú ý của cộng đồng khởi nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt là thu hút dòng vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước. Các chuyên gia khẳng định, ý tưởng khởi nghiệp có tốt đến đâu nhưng để hiện thực hóa phải được tiếp cận nguồn lực đầu tư, trong đó có quỹ khởi nghiệp. Ông Phạm Duy Hiếu (Chủ tịch Quỹ khởi nghiệp SVF) thông tin, hoạt động của SVF không giới hạn ở trong nước mà còn mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật, Canada… Đây là những quốc gia tiềm năng để phát triển khởi nghiệp cho Việt Nam. “Đến nay, SVF đã xây dựng được mạng lưới với hơn 56 đối tác và trên 100 chuyên gia trong và ngoài nước, triển khai các dự án khởi nghiệp và hoạt động tại hơn 30 tỉnh/thành phố của Việt Nam”, ông Hiếu cho biết.

Ông Huỳnh Kim Tước (Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ – SiHub, Sở KH-CN TP.HCM) cho biết, thị trường công nghệ đang “nóng” tại Việt Nam, ngày càng thu hút các quỹ đầu tư của nước ngoài. Trong quan hệ hợp tác với một số quốc gia về thị trường này, Hàn Quốc là đối tác lớn, tiềm năng bởi có chính sách và công nghệ tương đối phù hợp với Việt Nam. Theo đó, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, y tế… là những lĩnh vực có thế mạnh mà Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều dự án lớn. Qua hợp tác về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, số startup Việt thành công ở thị trường Hàn Quốc cũng ngày càng tăng lên.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)