Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Đồng hồ nước thông minh “made in” sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Vi vic chế to thành công đng hc thông minh, hai sinh viên Nguyn Huy Dũng và Nguyn Văn Kiên (Trưng ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nng) đã mang nim vui đến cho ngành cp nưc sinh hot cũng như ngưi dân v vic gim chi phí nhân công, hn chế tht thoát nưc …

Sn phm đng h nưc thông minh do Nguyn Huy Dũng và Nguyn Văn Kiên sáng chế tham d Ngày hi sáng to và khi nghip Đà Nng 2019 (trong nh là Nguyn Huy Dũng)

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo đồng hồ nước thông minh, Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Hiện nay với xu hướng công nghệ 4.0 kết nối vạn vật cũng như nền công nghiệp IOT phát triển mạnh, chúng em nhận thấy việc đọc chỉ số nước đang là khâu thủ công mất công sức nhất, năng suất thấp; đồng thời đôi khi còn gây phiền nhiễu cho khách hàng sử dụng nên em đưa ra ý tưởng thiết kế đồng hồ nước thông minh”. Đó là thời điểm tháng 7-2018. Khi có ý tưởng, Dũng và Kiên bắt tay tìm hiểu cơ sở hạ tầng, tham khảo sản phẩm bán trên thị trường để tìm ra những nhược điểm, từ đó đưa ra hướng khắc phục trên sản phẩm của mình. Tiếp đó, Dũng và Kiên tìm đặt mua linh kiện của nước ngoài về nghiên cứu và lắp ráp, thử nghiệm để đưa ra phương pháp tốt nhất cho sản phẩm. “Quá trình chế tạo đồng hồ, chúng em luôn chú ý giải quyết các vấn đề như giá cả, năng lượng, môi trường hoạt động… nhằm đem đến một sản phẩm hoàn thiện nhất”, Dũng nói.

Sau 2 tháng miệt mài nghiên cứu, chiếc đồng hồ đầu tiên được hoàn thành. Qua nhiều lần thử nghiệm, tiếp tục hoàn thiện các chức năng, Dũng và Kiên đã cho ra sản phẩm đồng hồ đạt mức sử dụng công nghiệp. “Đồng hồ được thiết kế hoạt động trên nền tảng truyền thông LoRa với nhiều tính năng nổi trội đã giải quyết những vấn đề đặt ra cho thực trạng hiện nay, như có khả năng tự động gửi dữ liệu số nước theo giờ, ngày và tháng về máy chủ để máy chủ tự tổng hợp tính toán. Điều này giúp ngành khai thác, cấp nước sinh hoạt không cần nhân công đến từng hộ gia đình, kiểm tra trực tiếp đồng hồ để thu thập dữ liệu. Một ưu điểm khác là đồng hồ có thể thống kê kiểm soát lượng nước giúp người tiêu dùng tiết kiệm, tránh thất thoát, rò rỉ”.

Theo Dũng, hiện mỗi đồng hồ do nhóm thiết kế có giá thành dao động từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Tuy cao hơn so với đồng hồ bình thường nhưng mang lại nhiều lợi ích, tự động hóa quá trình thủ công với khả năng thu thập 250.000 chỉ số/ngày, cao gấp nhiều lần quá trình thủ công, mặt khác không gây phiền nhiễu khách hàng. Sản phẩm có độ bền tương đương đồng hồ bình thường với khả năng hoạt động độc lập lên tới 7 năm.

Để hoàn thành chiếc đồng hồ này, Dũng cho biết: “Khó khăn nhất trong quá trình thực hiện là giải quyết vấn đề năng lượng cho sản phẩm. Vì sản phẩm lắp đặt dưới đất nên khó kết nối nguồn năng lượng ngoài. Vì vậy, chúng em đã áp dụng công nghệ mới cho sản phẩm là công nghệ tiết kiệm năng lượng LoRa có thể truyền dữ liệu với khoảng cách lên hàng cây số mà không cần các mạch khuếch đại công suất; từ đó giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ khi truyền/nhận dữ liệu”. Với những tính năng ưu việt, sản phẩm đồng hồ nước thông minh từng giành giải nhất cuộc thi IoTstartup 2018 ở bảng sinh viên do Vườn ươm công nghệ TP.HCM tổ chức; giải khuyến khích cuộc thi IoT Startup 2019 ở bảng Startup trong chuỗi sự kiện Đổi mới và sáng tạo khởi nghiệp TP.HCM…

Dũng cho biết đồng hồ thông minh đã được phát triển thành dự án khởi nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm cũng đã được Viện Công nghệ quốc tế Đà Nẵng cùng Sở Thông tin – Truyền thông TP.Đà Nẵng đề xuất thí điểm tại thành phố. “Tương lai chúng em sẽ phát triển sản phẩm nhỏ gọn với nhiều chức năng hơn mà giá thành lại rẻ hơn để phục vụ tốt cho ngành cấp nước cũng như nền công nghiệp tự động hóa hiện nay. Trước mắt, em đang lắp đặt thử nghiệm tại gia đình và đang tiến tới việc mang đi kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn để thương mại hóa ra thị trường”.

Bài, ảnh: Hàn Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)