Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Dòng thơ giữa phố” – sôi động và thay đổi hàng ngày

Tạp Chí Giáo Dục

Thơ tr thành ph không hoàn toàn trm lng mà sôi đng và thay đi hng ngày theo tiến đ phát trin ca thành ph. Các khuynh hưng sáng tác chưa bao gi đi kháng nhau mà nó dung np và b tr cho nhau to nên mt tng th đy tim năng.


Nhà thơ Trn Đc Tín chia s ti ta đàm “Dòng thơ gia ph” do Hi Nhà văn TP.HCM t chc. Ảnh: Huy Sơn

Đó là nhìn nhận của các nhà thơ tại tọa đàm “Dòng thơ giữa phố” do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Dung np và b tr nhau

Nhịp sống hiện đại, con người bị chi phối bởi nhiều thứ nhưng họ vẫn dành cho thơ ca mà trong đó có thơ trẻ một vị trí nhất định để xoa dịu tâm hồn. Điều này đã giúp thơ ca không bị trầm lắng mà sôi động và thay đổi hàng ngày.

Minh chứng điều này, nhà thơ trẻ Trần Đức Tín dẫn chứng – trong 10 năm trở lại đây, thơ trẻ thành phố luôn vận động và phát triển, liên tục xuất hiện nhiều nhà thơ mới và tạo được vị trí của mình trên thi đàn cả nước. Có thể kể đến các nhà thơ như: Lê Thiếu Nhơn, Phạm Phương Lan, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Phong Việt, Ngô Thúy Nga, Trần Võ Thành Văn, Hồ Huy Sơn, Đoàn Thị Diễm Thuyên, Tô Minh Yến…

“Nhiều người và kể cả tôi đều đồng ý với quan niệm rằng, TP.HCM là thành phố luôn trẻ. Trẻ không chỉ ở sự liên tục vận động phát triển cơ hữu của nó mà còn ở sự cập nhật, khuyến khích, cởi mở của văn chương thành phố với thơ trẻ. Vì văn chương thành phố luôn chấp nhận mọi sự tiềm tòi, khám phá, lối viết mới đối với những người làm thơ trẻ. Ở đây, chúng ta luôn tôn trọng mọi khuynh hướng sáng tác cả cũ lẫn mới. Tôi cho rằng đây là một điều rất quan trọng để văn chương phát triển”, nhà thơ Đức Tín chia sẻ.


L hi Nguyên tiêu và đêm thơ Vit Nam 2023 đưc t chc ti TP.HCM đã góp phn tôn vinh thơ ca thành ph

Nhà thơ Nguyn Th Nguyt Thu cho rng, Hi Nhà văn TP.HCM nên có nhng hot đng phi hp vi nhà trưng nhm mc đích giúp thy cô và hc sinh yêu văn thơ hơn. Nên phát hin nhng thy cô giáo yêu thơ, nhit huyết vi thơ đ làm cu ni gia nhà thơ vi hc sinh, gia nhà thơ và các thy cô giáo trong nhà trưng. Mt mt đ giao lưu gp g, đ trò chuyn.  Mt khác, qua nhng bui ta đàm, giúp cho nhà thơ ny thêm nhiu ý tưng hay, ý tưng mi đ có thêm nhng bài thơ hay d đi vào tâm hn ca tr mt cách êm đm và du ngt, không mang tính giáo lý cng ngc…

Bên cạnh đó, nhà thơ Đức Tín cho rằng, tính cởi mở của văn chương thành phố còn nằm ở sự tương trợ của nó. Các khuynh hướng sáng tác chưa bao giờ đối kháng nhau mà nó dung nạp và bổ trợ cho nhau, tạo nên một tổng thể đầy tiềm năng. Sự dung nạp của văn chương thành phố còn nằm ở sự đón nhận nguồn gốc của thơ trẻ. Cụ thể, nhà thơ trẻ Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Phong Việt mang hồn cốt văn hóa Phú Yên. Phạm Phương Lan, Ngô Thúy Nga, Trần Võ Thành Văn với lịch sử Bình Định. Tô Minh Yến cùng câu xuống xề vọng cổ của vùng Cửu Long… tất cả đều quy tụ lại trong thơ trẻ TP.HCM. Chính sự dung nạp này cho chúng ta một vườn hoa thơ đa sắc, phong phú và rạng rỡ. “Tính đến hiện tại, thơ trẻ TP.HCM đã có chiều sâu lẫn rộng. Sâu về lịch sử thơ trẻ và rộng cả về thành phần góp mặt đến hôm nay. Đây là điều đáng trân trọng, ghi nhận và thật sự đáng mừng của văn chương trẻ thành phố chúng ta”, nhà thơ Đức Tín nhìn nhận.

Thơ thiếu nhi đang đâu?

Bên cạnh thơ trẻ thì thơ thiếu nhi cũng được bàn luận tại tọa đàm. Theo nhà thơ Nguyễn Thị Nguyệt Thu, trong đời sống hằng ngày, những bài thơ thiếu nhi đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Nhất là đối với các em trong độ tuổi đến trường. Các em được tiếp xúc nhiều các văn bản thơ trong sách giáo khoa, trong các hoạt động văn nghệ, hoạt động “Viết văn hay – rèn chữ đẹp” của nhà trường để giúp các em thêm yêu tiếng Việt, có thêm niềm vui, niềm lạc quan, yêu đời và quan trọng giáo dục các em tình cảm yêu thương gia đình, bạn bè, thầy cô… Từ đó, các vần thơ cũng góp phần to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.

Nhưng thực tế không như mong đợi, hiện nay, các em thiếu nhi rất ít thích đọc sách, nhất là sách về thơ. Các giờ học văn trong nhà trường khô khan,  không làm cho các em hào hứng. Việc này làm các em khó cảm thụ những văn bản thơ ngay cả những bài thơ trong sách giáo khoa. “Tôi có thể chứng minh những điều đó qua những lần đi công tác đến với các em học sinh ở các trường tiểu học trong thành phố. Khi giao lưu trò chuyện với các em, tôi thường hỏi các em có thuộc một vài câu thơ nào đó trong sách giáo khoa không, hầu như các em không thuộc mà thậm chí các em còn đọc nhầm qua các câu thành ngữ, tục ngữ. Có thể nói là việc giúp cho các em đến với thơ nhất là thơ thiếu nhi là một điều rất khó khăn”, nhà thơ Nguyệt Thu cho biết. 

Để thơ thiếu nhi thu hút các em thiếu nhi, nhà thơ Nguyệt Thu cho rằng, người yêu thơ, người viết thơ, người dạy thơ là phải đọc thơ và phải đọc cho hay. Cách đọc thơ phải thả hồn vào từng câu chữ vì đọc hay cũng là một bước để cảm thụ bài thơ. Khi sáng tác về thơ thiếu nhi nên chọn đề tài hết sức gần gũi với các em, càng gần gũi các em dễ bộc lộ tình cảm của mình. Tình cảm đẹp đẽ và chân thành đối với những người xung quanh, đối với những con vật hay cỏ cây hoa lá. Thơ giàu hình ảnh, màu sắc và âm thanh và giàu cả nhịp điệu. Thơ phải là người bạn đồng hành và theo các em đến lớn và thơ sẽ ở lại trong nỗi nhớ của nhiều người khi các em trưởng thành. 

Trong từng bài thơ, người viết hãy gợi cho các em sự tưởng tượng phong phú. Các em hình dung cảnh đẹp trong veo của thiên nhiên, khoảnh khắc chuyển mùa thật diệu kỳ. Đó là giúp trẻ cảm nhận biết thế giới bằng trực quan sinh động, mở lòng với thiên nhiên, biết bao dung và chia sẻ, những nhân vật trong bài thơ đáng yêu cũng có những thói hư tật xấu, có những nết ngoan, dễ gần để các em dễ phân tích hành động đúng sai và áp dụng trong cuộc sống một cách dễ dàng.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)