Pháo đài Đồng Đăng, thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn được người dân bản địa gọi với tên gọi rùng rợn là "pháo đài ma".
Pháo đài này được xây dựng từ những năm 1939, khi đó thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, liên tiếp gần một thế kỷ đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng của Nhật – Pháp, sau đó là đến chiến tranh biên giới. Những trận đánh này đã giết chết hàng trăm mạng người trong những địa hầm bí hiểm. Kể từ khi tiếng súng ngừng nổ, Pháo đài Đồng Đăng đã đi vào huyền thoại với nhiều câu chuyện dựng tóc gáy.
Phu pháo đài
Theo nguồn tư liệu lịch sử hiện vẫn còn lưu giữ lại ở Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn thì Pháo đài Đồng Đăng được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 mới xong. Đây là công trình quân sự kiên cố được thực dân Pháp xây dựng với tham vọng án ngữ khu vực phía bắc, nhằm chống lại các cuộc nổi dậy của quân và dân ta, đồng thời đối phó trực tiếp và lâu dài với phát xít Nhật.
Phu pháo đài
Theo nguồn tư liệu lịch sử hiện vẫn còn lưu giữ lại ở Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn thì Pháo đài Đồng Đăng được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 mới xong. Đây là công trình quân sự kiên cố được thực dân Pháp xây dựng với tham vọng án ngữ khu vực phía bắc, nhằm chống lại các cuộc nổi dậy của quân và dân ta, đồng thời đối phó trực tiếp và lâu dài với phát xít Nhật.
Pháo đài được xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 |
Để xây dựng Pháo đài Đồng Đăng, những năm 1939 thực dân Pháp đã bắt hàng ngàn người đi vác đá và các vật liệu xây dựng lên ngọn đồi cao, rất nhiều người đã chết vì kiệt sức, bị đánh đập và tra tấn.
Sau nhiều ngày tìm hiểu thông tin chúng tôi mới gặp được một nhân chứng hiếm hoi còn lại đã từng trải qua những năm tháng xây dựng Pháo đài Đồng Đăng. Đó là bà Hoàng Thị Chu sống gần khu vực Đồng Đăng. Năm nay đã 92 tuổi nhưng bà vẫn nhớ những ngày phu phen cực ải. Thời đó, bà còn bé lắm, khoảng mười ba hay mười lăm tuổi gì đó. Nhưng bà cũng bị thực dân Pháp bắt đi vận chuyển đá và các vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng… để xây dựng pháo đài.
Bà nhớ lại, ngày đó, có một thằng lính tây, mũi dài đứng canh chừng, hễ người nào mệt mỏi ngồi nghỉ một chút là chúng lấy roi đánh. Có người còn bị chúng nó đánh đến khi máu bắn tung tóe mới thôi. Không những thế, khi đánh người xong chúng vẫn bắt phải làm việc đến khi nào gục hẳn. Nhiều lần chúng đánh chết người rồi vứt xác xuông con suối dưới chân pháo đài. Hàng trăm người phải vận chuyển đá và không may bị đá băm nát tay chân là chuyện bình thường.
Tàn khốc
Anh Nguyễn Xuân Tình, ở thị trấn Đồng Đăng một người đã từng chứng kiến cảnh đầu rơi, máu chảy tại chân pháo đài kể lại: Có những trận chiến, diễn ra hàng tháng trời, một bên nắm giữ độ cao, cứ hướng thẳng họng súng xuống phía dưới mà nhả đạn. Sau mỗi làn đạn như thế lại thấy xác người nằm la liệt.
Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, Pháo đài Đồng Đăng trở thành một trong những trận địa khốc liệt nhất. Hàng trăm người cả quân và dân chạy vào đây để trú ẩn, tránh những làn bom đạn dội về từ bên kia biên giới.
Địch đã chở 20 xe thuốc nổ bịt kín các lỗ châu mai của pháo đài. Tiếng nổ đã đánh sập phần trên của pháo đài, phần dưới chỉ bị hư hỏng nhẹ. Mãi đến năm 1997, những xác chết trong pháo đài mới được thu dọn.
Ám ảnh
Sau khi các trận chiến kết thúc, lời đồn thổi huyễn hoặc về ma quỷ liên tiếp xuất hiện khiến nhiều người hoang mang.
Anh Nông Văn Lợi, một người dân sống dưới chân pháo đài cho biết: Những năm 1990, vì tò mò nên anh đã một mình chui vào pháo đài. Càng vào sâu, xương người càng nhiều, có đoạn bước chân của anh còn đạp rôm rốp trên những đống xương người. Chui thêm nữa là hàng trăm ngách nhỏ, thông với nhau và ăn sâu xuống lòng đất. Ở ngách nào cũng thấy những bộ hài cốt trong những làn vải mục. Quá ghê rợn trước cảnh tượng chết chóc đó, anh đã phải chui ra bỏ dở ý định thám hiểm pháo đài.
Bà nhớ lại, ngày đó, có một thằng lính tây, mũi dài đứng canh chừng, hễ người nào mệt mỏi ngồi nghỉ một chút là chúng lấy roi đánh. Có người còn bị chúng nó đánh đến khi máu bắn tung tóe mới thôi. Không những thế, khi đánh người xong chúng vẫn bắt phải làm việc đến khi nào gục hẳn. Nhiều lần chúng đánh chết người rồi vứt xác xuông con suối dưới chân pháo đài. Hàng trăm người phải vận chuyển đá và không may bị đá băm nát tay chân là chuyện bình thường.
Tàn khốc
Anh Nguyễn Xuân Tình, ở thị trấn Đồng Đăng một người đã từng chứng kiến cảnh đầu rơi, máu chảy tại chân pháo đài kể lại: Có những trận chiến, diễn ra hàng tháng trời, một bên nắm giữ độ cao, cứ hướng thẳng họng súng xuống phía dưới mà nhả đạn. Sau mỗi làn đạn như thế lại thấy xác người nằm la liệt.
Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, Pháo đài Đồng Đăng trở thành một trong những trận địa khốc liệt nhất. Hàng trăm người cả quân và dân chạy vào đây để trú ẩn, tránh những làn bom đạn dội về từ bên kia biên giới.
Địch đã chở 20 xe thuốc nổ bịt kín các lỗ châu mai của pháo đài. Tiếng nổ đã đánh sập phần trên của pháo đài, phần dưới chỉ bị hư hỏng nhẹ. Mãi đến năm 1997, những xác chết trong pháo đài mới được thu dọn.
Ám ảnh
Sau khi các trận chiến kết thúc, lời đồn thổi huyễn hoặc về ma quỷ liên tiếp xuất hiện khiến nhiều người hoang mang.
Anh Nông Văn Lợi, một người dân sống dưới chân pháo đài cho biết: Những năm 1990, vì tò mò nên anh đã một mình chui vào pháo đài. Càng vào sâu, xương người càng nhiều, có đoạn bước chân của anh còn đạp rôm rốp trên những đống xương người. Chui thêm nữa là hàng trăm ngách nhỏ, thông với nhau và ăn sâu xuống lòng đất. Ở ngách nào cũng thấy những bộ hài cốt trong những làn vải mục. Quá ghê rợn trước cảnh tượng chết chóc đó, anh đã phải chui ra bỏ dở ý định thám hiểm pháo đài.
Có một câu chuyện khác về một con mãnh xà cực lớn trong hang. |
Ngoài những chuyện huyễn hoặc như anh Lợi vừa kể, còn có một câu chuyện khác về một con mãnh xà cực lớn ở trong hang. Những người dân ở đây kể lại, mấy năm trước đã nhìn thấy một con rắn to như cột nhà ở pháo đài. Từ đó đến nay hàng trăm cuộc săn bắt mãnh xà diễn ra quanh pháo đài. Anh Lợi nói rằng, có hôm dân bắt rắn liều mình vào hang một buổi chiều bắt được gần chục con đủ các loại, từ rắn bắt chuột cho đên hổ mang, trăn… Tuy nhiên, dân săn rắn vẫn chưa thấy được con rắn nào to như mấy năm về trước.
Ông Hà Văn Minh, trưởng phòng nghiệp vụ, Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc trong Pháo đài Đồng Đăng có nhiều rắn là có thật. Tuy nhiên, việc có trăn khổng lồ hay không thì vẫn chỉ là tin đồn. Pháo đài Đồng Đăng vốn được bỏ hoang hàng chục năm nay, trong đó lại có nhiều hang hốc, vì thế đây là nơi ẩn cư an toàn cho các loại rắn…
Ông Hà Văn Minh, trưởng phòng nghiệp vụ, Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc trong Pháo đài Đồng Đăng có nhiều rắn là có thật. Tuy nhiên, việc có trăn khổng lồ hay không thì vẫn chỉ là tin đồn. Pháo đài Đồng Đăng vốn được bỏ hoang hàng chục năm nay, trong đó lại có nhiều hang hốc, vì thế đây là nơi ẩn cư an toàn cho các loại rắn…
Theo Quách Dương – Lành Hữu
(bee.net.vn)
Bình luận (0)