Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Đột phá: Quần áo thủng có thể tự vá chỉ với 1 giọt nước

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này sẽ là công nghệ đột phá trong nền thời trang tương lai.
Có những lúc, bạn cảm thấy bất lực bởi chỉ vô tình móc vào đâu đó mà chiếc quần áo ưa thích của bạn bị thủng một lỗ nhỏ. Bạn sẽ bỏ chúng đi ư, hay vẫn cố"vá" chúng lại để mặc tiếp? Tuy nhiên, chiếc áo vá lại sẽ không thể đẹp như xưa rồi.
Nhưng bạn yên tâm, với nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Penn State (Mỹ), bạn sẽ không còn phải khóc ròng nữa! Bởi lẽ, quần áo của bạn có thể tự"sửa chữa" chỉ với một giọt nước.
Lớp phủ này có thể tự làm lành và trung hòa các hóa chất độc hại.
Lớp phủ này có thể tự làm lành và trung hòa các hóa chất độc hại.
Cụ thể, giới chuyên gia đã phát triển 1 lớp phủ cho hàng dệt may và chúng hoàn toàn có thể tự lành và trung hòa các hóa chất độc hại.
Và lớp phủ đó có chứa polyelectrolyte. Khi kết hợp với chất ức chế ăn mòn, chất này có vai trò như là lớp phủ, tạo ra hệ chống ăn mòn và khả năng tự phục hồi khi có tác động bên ngoài làm trầy bề mặt lớp phủ.
Chỉ vài giây thôi... những miếng vải rời nhau sẽ...
Chỉ vài giây thôi… những miếng vải rời nhau sẽ…
...sẽ liền thành 1 khối như thế này này!
…sẽ liền thành 1 khối như thế này này!
Theo giới nghiên cứu, khi chẳng may vật liệu vải bị rách, nó có thể được sửa chữa chỉ đơn giản bằng cách đặt chúng vào trong nước, hoặc nhỏ giọt nước vào vị trí đó.
Melik C. Demirel – giáo sư về khoa học kỹ thuật và cơ khí chia sẻ: "Những nhà thiết kế thời trang thường sử dụng sợi tự nhiên như len, lụa đắt tiền và họ khó có thể hồi phục lại được khi chúng bị thủng, rách. Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp để có thể khiến vải tự chữa bệnh cho mình. Do đó, chúng tôi đưa racông nghệ lớp phủ này".
Để phép màu này có thể xảy ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 1 giọt nước và sau đó đẩy 2 mảnh vải sát lại gần nhau. Và rồi, ấn một cái, các mảnh vải đã liền làm một. Không những thế, chúng còn bám nhau rất chắc nữa!
 
Hiện giới chuyên gia vẫn tiếp tục tiến hành thêm những thử nghiệm để có thể tạo ra được sản phẩm lớp phủ vải tốt nhất mà không gây hại cho da.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)