Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dự án sức khỏe hướng đến cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun ci thin sc khe, hn chế các bnh truyn nhim cho ngưi làm công vic thu gom rác, mt nhóm hc sinh lp 8 Trưng THCS Tân To A (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã thc hin d án “Sc khe ngưi thu gom rác”.

Nhóm thc hin d án trình bày ý tưng

Dự án trên được giới chuyên môn đánh giá cao, bởi mặc dù mới học lớp 8 nhưng các em đã có ý tưởng nhân văn, hướng đến cộng đồng, đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường. Tháng 10 vừa qua, dự án “Sức khỏe người thu gom rác” đã được Tổ chức UNICEF tài trợ 1.000 USD để triển khai. Em Vũ Hoàng Sơn (lớp 8/12, trưởng nhóm thực hiện dự án) chia sẻ, dự án “Sức khỏe người thu gom rác” ra đời xuất phát từ những con số “biết nói”, đó là: 60% rác thải tại TP.HCM do người thu gom rác dân lập đảm trách, trong đó 62% là dân nhập cư đến từ các tỉnh ở miền Nam. Đáng lo ngại là chỉ có 13,7% số người thu gom rác đi khám sức khỏe hàng năm; 75% không có bảo hiểm y tế hộ gia đình; 94,6% bị chảy máu thường xuyên (đa số không mua bảo hiểm tai nạn lao động). Có 5 loại bệnh mà người thu gom rác dễ mắc phải, đó là khớp, sốt xuất huyết, da liễu, viêm phổi/viêm phế quản và tiêu chảy.

T s hưng dn ca cô Mai Th Dung (Ch nhim CLB “Em yêu khoa hc” ca Trưng THCS Tân To A), d án đưc thc hin khá công phu vi các nghiên cu, kho sát và s liu c th. Theo đó, nhóm thc hin đã kết ni và làm vic trc tiếp vi 98 hp tác xã viên và nhng ngưi thu gom rác thuc Hp tác xã Dch v môi trưng và thương mi Q.Bình Tân đ có nhng s liu c th.

Hoàng Sơn cho biết thêm, khi đã có ý tưởng, nhóm thực hiện trao đổi nội dung và được sự hỗ trợ tích cực của ông Đặng Thanh Phong (Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ môi trường và thương mại Q.Bình Tân). Bên cạnh đó, Tổ chức SDRC cũng chia sẻ những báo cáo về an sinh xã hội và an toàn vệ sinh lao động người gom rác tại TP.HCM. Đây là điều kiện thuận lợi để dự án được thực hiện một cách tốt nhất. Kết quả khảo sát của nhóm cũng cho thấy, người thu gom rác dân lập không có đồ bảo hộ phù hợp; không có hoặc không được hỗ trợ bảo hiểm y tế. Về phía người dân, không phân loại rác nguy hiểm, vật sắc nhọn, kim tiêm; 1/20 người nghĩ công việc thu gom rác không nguy hiểm; 14/20 người không thể đứng gần rác quá 5 phút… Từ thực tế đó, dự án hướng tới mục tiêu “người thu gom rác được đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc”. Cụ thể, nhóm sẽ thiết kế đồ bảo hộ (khẩu trang, găng tay, đôi ủng) có khả năng tiện dụng, phù hợp với công việc (đồ bảo hộ thực tế còn bất cập như khá cứng, nóng, bí khí, khó làm việc…); người thu gom rác được tổ chức khám chữa bệnh hàng năm; giúp người dân có ý thức trong việc phân loại rác gây nguy hiểm cho người thu gom. Em Nguyễn Thị Thanh Trúc (lớp 7/8, thành viên nhóm thực hiện) cho biết các giải pháp chính để cải thiện sức khỏe người thu gom rác là tạo lập quỹ khám chữa bệnh, liên hệ các bệnh viện có hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho người có thu nhập thấp. Ngoài ra, dự án còn kết nối với các cá nhân, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận trong việc gia tăng tài chính quỹ để chữa bệnh cho người thu gom rác. Giải pháp tuyên truyền cũng được nhóm đặc biệt lưu ý, đó là tuyên truyền ý thức phân loại rác cho người dân và hướng dẫn cách xử lý đối với các loại rác gây nguy hiểm. Ngoài các giải pháp trên, nhóm cho biết đang bắt tay thực hiện các nội dung: tạo trang web “Người thu gom rác – Người hùng của mọi nhà”; tổ chức vẽ, triển lãm tranh chủ đề “Sức khỏe người gom rác”…

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Hoàng Sơn cho biết nhóm sẽ tiếp tục kết nối với các nhà tài trợ, quỹ đầu tư cũng như các tổ chức phi chính phủ để mở rộng quy mô, qua đó có nhiều người thu gom rác dân lập được hưởng lợi từ dự án. “Dự án thành công một phần nhờ ý thức, sự chung tay của người dân trong việc phân loại rác cũng như sự hỗ trợ tài chính của các cá nhân, tổ chức”, Hoàng Sơn kỳ vọng.

T.Anh

 

Bình luận (0)