Dựa vào những quy luật vật lý, hoàn toàn có cơ sở lý thuyết để con người có thể du hành thời gian đến tương lai, nhưng việc con người sử dụng phương thức nào lại là câu hỏi khó khăn.
Phản bác thuyết du hành thời gian
Hãy thử nghĩ về nghịch lý này: Nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian và quay ngược lại quá khứ đập vỡ chính cỗ máy này thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu như cỗ máy bị đập vỡ và không hề tồn tại thì làm sao lại có việc người đó quay lại thời gian để đập vỡ nó?
Đó chính là ví dụ về sự phản quy luật của thuyết du hành thời gian khi cách thức hoạt động của nó không chỉ đi ngược lại những quy luật vật lý cơ bản mà còn nghịch với quy luật nhân – quả trong sự vận động của cuộc sống.
Liệu chúng ta có thể đi đến tương lai?
Vũ trụ vận động bởi hàng loạt những mối quan hệ tác động ngẫu nhiên liên tục giữa tất cả các sự vật, sự việc theo quy luật sinh ra, phát triển và tàn lụi.
Nó giống như một kết cấu tuần hoàn ổn định, chỉ cần một tác động nhỏ làm chệch hướng, đứt gãy một tế bào trong sự ổn định này sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và hình thành nên một dạng cấu trúc khác.
Do đó, nếu bạn quay ngược lại thời gian để giết chết Hitler nhằm ngăn cản Chiến tranh thế giới thứ 2. Hitler chết, thế giới hòa bình, điều này dẫn đến việc trong hiện tại bạn sẽ không thể có ý định quay về quá khứ để giết ai cả. Như vậy mục đích ban đầu của bạn thực tế đã không còn trong thế giới hiện tại nữa.
Lỗ giun
Nhưng với những người nghiên cứu về du hành thời gian đều biết rằng, thực tế có một lỗ hổng rất nhỏ mà các nhà khoa học gọi là lỗ giun.
Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học cho rằng, trong thế giới của chúng ta đang tồn tại vô số những lỗ giun như thế. Những lỗ giun này chính là những lối tắt xuyên thời gian và không gian.
Quan điểm của nhà vật lý này hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và trùng khớp với những luận lý của các nhà khoa học gạo cội khác về bản chất của hiện thực.
Lỗ giun này chính là những lối tắt xuyên thời gian và không gian.
Lỗ giun này mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian hàng trăm năm mà còn có thể đi đến những nơi xa xôi trong vũ trụ. Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
Thế nhưng dù có vô vàn những lỗ giun như vậy nhưng việc sử dụng những con tàu vũ trụ tân tiến hiện đại để tiến qua những lỗ này như thế nào lại là chuyện khác.
Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng, lỗ giun được cho là chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó còn quá nhỏ để đưa một con người bước vào nữa là để cho những con tàu vũ trụ tiên tiến có thể sử dụng.
Hiệu ứng bươm bướm
Trong truyện ngắn kinh điển "A Sound of Thunder" của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đã phải bay lên trên không trung nhằm hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến quá khứ.
Dù chỉ vô tình làm nát một con bướm nhưng khi họ trở về hiện tại rất nhiều sự vật, sự việc ngay cả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử cũng đều thay đổi khác biệt và họ phải sống trong một hiện thực khác.
Câu chuyện của Bradbury đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Hiệu ứng bươm bướm".
Câu chuyện của Bradbury đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "Hiệu ứng bươm bướm" thường chỉ đến các lý thuyết về sự hỗn loạn khi chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường trong tương lai.
Nếu ai đó có thể vượt qua được không gian thời gian, họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém đó là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may.
Đi tới tương lai là điều khả thi
Trên thực tế đã có trường hợp đang tồn tại giữa chúng ta được coi là đã đi xuyên được thời gian.
Đó là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây.
Điều này xuất phát từ sự co giãn thời gian trên vũ trụ, được dựa trên thuyết tương đối của Einstein mà chúng ta có thể đo lường được.
Theo đó, khi con người ta di chuyển với một vận tốc cực nhanh thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất.
Nếu như trở về quá khứ là một điều bất khả thi thì việc du hành đến tương lai là hoàn toàn có cơ sở.
Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS và di chuyển với vận tốc 17.000 dặm một giờ. Sergei Krikalev cũng chậm lão hóa hơn khi sống trên không gian so với người thường
Giả dụ rằng nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ gần bằng với vận tốc ánh sáng, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện phi hành gia này đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm.
Nếu như trở về quá khứ là một điều bất khả thi thì việc du hành đến tương lai là hoàn toàn có cơ sở nếu như chúng ta có thể tạo ra một cỗ máy có thể đưa con người đi được với tốc độ ánh sáng.
Nhưng chuyến đi này sẽ là một đi không trở lại.
TT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)