Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Du học đừng nhìn vào bề nổi

Tạp Chí Giáo Dục

Du hc không phi ch toàn các câu chuyn màu hng vi nhng cnh quan hùng vĩ, nhng vùng đt xinh đp. nhng min đt xa xôi đó còn muôn vàn khó khăn ch đón, có th s khiến du hc sinh phi… b cuc gia chng. Và đôi khi, du hc li không phi là con đưng duy nht đ m cánh ca đến vi tương lai, đ có th “chm tay vào thế gii”.

Mt thành viên ca d án “Lá du hc” tham gia cuc thi truyn thông v du hc

Đó là những thông điệp mà dự án “Lá du học” muốn truyền tải đến các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa du học. Đây là một dự án về du học do 4 học sinh lớp 11 Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thành lập, với mong muốn hỗ trợ tâm lý cho du học sinh qua những câu chuyện “người thực, việc thực”. Đến với “Lá du học”, những ai còn đang phân vân trước con đường du học sẽ tìm ra câu trả lời của mình, rằng “nên đi hay ở lại”.

Không ch có… màu hng

“Khi nói đến chuyện du học, các bạn thường chỉ nghĩ những điều cao xa, được khám phá thế giới… Thế nhưng, thực tế du học không chỉ có một màu hồng. Đó là du học sinh phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về ngôn ngữ, văn hóa bản địa, phương pháp học, tính cách, sự thích nghi… Thậm chí, có không ít du học sinh phải bỏ về nước bởi không chịu được những áp lực đó. Để du học, đừng chỉ nhìn vào bề nổi”, Đoàn Võ Diệu Linh (học lớp 11CV, chủ nhiệm dự án) chia sẻ.

Diệu Linh cho biết chính bản thân em và rất nhiều bạn bè ban đầu cũng có những ngộ nhận về du học như thế. Rồi bạn bè em lần lượt lên đường “chinh phục thế giới”, những câu chuyện từ đó mới dần vỡ ra. “Từ chính những chia sẻ của bạn bè, em hiểu rằng các bạn học sinh cần phải có cái nhìn đúng đắn nhất về du học. Để làm sao bước chân đến vùng đất mới với tâm thế vững vàng nhất chứ không phải là sự hụt hẫng đến tận cùng”, Diệu Linh nói.

Cuối tháng 7-2018, dự án “Lá du học” ra đời. “Lá” trong “nón lá”, biểu tượng của du học sinh Việt Nam, tượng trưng cho “nền văn hóa Việt” ở nước ngoài. “Lá du học là tham vọng cho một thế hệ trẻ đầy tự tin, bản lĩnh giữa năm châu. Muốn vậy, không chỉ là kiến thức mà còn cần cả những kỹ năng được trang bị một cách đủ đầy nhất”, Diệu Linh nhấn mạnh.

Không phải chỉ là lý thuyết suông, sự vọng tưởng, dự án “Lá du học” hướng tới những điều thường nhật trong cuộc sống của du học sinh bậc THPT, những góc khuất trong cuộc sống ấy, qua những câu chuyện thật của chính họ.

Nhng câu chuyn rt tht

Các thành viên “Lá du hc” cùng cng tác viên trong mt s kin

Trên fanpage của “Lá du học” dễ dàng bắt gặp những câu chuyện “chân thật đến từng centimet” do chính các du học sinh chia sẻ mà không phải diễn đàn du học nào cũng có. Cụ thể, ở Úc, có một nét văn hóa rất đẹp là dùng lại đồ cũ. Nếu người Việt có thể e ngại trong việc sử dụng lại đồ của người khác thì người Úc, họ lại coi đó là một sự trân trọng. Một điều nữa là tất cả các cửa hàng bên Úc đều đóng cửa trước 6 giờ tối. Một năm học ở Úc chỉ học có 4 môn, năm học tiếp theo không lặp lại các môn đó. Du học Úc từ bậc THPT, các bạn thường gặp rắc rối về một số môn học mới như kế toán tài chính, môi trường… Trong khi đó, du học Mỹ bậc THPT thì cần phải lưu ý, tại một số khu vực, người châu Á sẽ được xếp vào một lớp học riêng. Điều này có thể sẽ khiến nhiều du học sinh bị “sốc” bởi nghĩ rằng sang Mỹ sẽ được học cùng với người bản xứ. Tại một số trường ở Mỹ, môn thể dục lại được coi là môn bắt buộc, trái ngược hoàn toàn với Việt Nam khi môn học này thường được coi là môn phụ. Vấn đề homstay cùng với người bản xứ, khi ở cùng người Do Thái thì không được phép ăn thịt heo… Hay thậm chí, nếu vô tình “lạc” vào con đường “hít cần sa” thì cũng đừng sợ hãi, bởi tại một số nơi ở Mỹ, cần sa được hợp thức hóa để dùng trong y tế. Hay chuyện những con côn trùng to “bất thường” cũng không có gì phải hoảng sợ… Còn ở Canada, thời tiết thường thay đổi thất thường. Có thể đang nắng chang chang nhưng chỉ một phút sau, bão đã đùng đùng đến. Thời gian ở Canada cũng rất “ngược đời”, ngày thường dài hơn đêm. Bữa tối ở đó thường vào lúc 9-10 giờ đêm. 1-2 giờ ở Việt Nam là khuya nhưng ở Canada, khi đó mới bắt đầu vào làm việc…

Về học tập, du học sinh Việt Nam thường học rất giỏi với các môn tự nhiên như toán, lý, hóa. Thậm chí còn dẫn đầu trường ở các môn này. Ngược lại, các bạn lại gặp rắc rối ở các môn xã hội do khó khăn về ngôn ngữ. Có thể ở Việt Nam các bạn học rất tốt về ngôn ngữ nhưng qua các nước bản địa, một bài giảng, du học sinh Việt thường chỉ nghe, hiểu được 1/4.

Không phi “cánh ca duy nht” đến vi thế gii

Không chỉ có các câu chuyện về cuộc sống, những trải nghiệm của du học sinh, đến với “Lá du học”, các bạn còn có thể phần nào quyết định được việc bản thân “nên đi hay không đi du học”. Liệu rằng, du học có phải là con đường duy nhất để phát triển bản thân?

“Rất nhiều anh chị cựu học sinh của trường đã từ chối học bổng du học ở những ngành này, ngành kia. Em đã từng nghĩ các anh chị ấy thật nông nổi, dại dột khi khước từ cơ hội “đổi đời” như thế. Nhưng không phải vậy. Thực tế, theo các anh chị ấy chia sẻ, không phải ngành nghề nào du học cũng tốt. Ví dụ như ngành báo chí, tùy từng quốc gia sẽ có những thể chế khác nhau, vì vậy mà cách truyền thông cũng sẽ khác nhau. Do vậy, học báo chí thì chỉ cần học trong nước sẽ tốt hơn là du học. Hay như những ngành nghề xã hội khác, nếu du học cũng không thể nào “cạnh tranh” với người bản địa, còn về nước cũng khó thích nghi”, Nguyễn Huỳnh Anh Thy (học lớp 11CV, thành viên dự án) chia sẻ.

Anh Thy cho biết thêm, bên cạnh việc định hướng ngành nghề của bản thân, để du học tốt còn phụ thuộc vào tính cách của từng học sinh.

Trên fanpage của “Lá du học” còn có những câu chuyện của “người ở lại” với nỗi lo về tài chính và những nỗi lo không tên khác khi con em mình đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Các thành viên của dự án cho biết điều này sẽ giúp du học sinh hiểu rằng “đi du học không phải chỉ cho riêng mình mà còn là trách nhiệm với cả gia đình”.

Bật mí về hoạt động sắp tới, các thành viên của dự án cho hay sẽ hướng vào những kinh nghiệm du học ở các nước châu Á, mở rộng thêm nhiều vấn đề mà du học sinh quan tâm như việc làm thêm, kết nối cộng đồng…

Yến Hoa

 

Bình luận (0)