Sự kiện giáo dụcTin tức

Du học sinh cần biết cân bằng giữa học tập và cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Khả năng tự cân bằng giữa cuộc sống và việc học tập là một trong 3 tiêu chí mà các trường ĐH tìm kiếm ở những du học sinh, theo bà Nguyễn Minh Hằng (Quản lý đối tác khu vực Đông Nam Á, Chương trình phổ thông quốc tế Oxford, NXB ĐH Oxford – Anh).


Din gi cùng ph huynh trao đi ý kiến ti hi tho

Hội thảo “Passport cho tương lai của con” đã được tổ chức bởi Trường Quốc tế Nam Mỹ – UTS (thành viên của Hệ thống giáo dục Văn Lang) cùng sự đồng hành của đại diện NXB ĐH Oxford (thành viên của ĐH Oxford – Anh).

Tại đây, bà Hằng đặt vấn đề, khi dự định cho con đi du học, phụ huynh nào cũng có sự chuẩn bị kỹ càng về các loại bằng cấp chứng chỉ, trong khi đó, các trường ĐH trên thế giới lại muốn tuyển chọn những cá nhân có sự khác biệt. Chính vì vậy, khi tuyển chọn, các trường sẽ dựa vào các tiêu chí ngoài những giá trị về bằng cấp như: Sự thích ứng của học sinh; những kỹ năng chuyển tiếp (những kỹ năng có thể ứng dụng trong nhiều vai trò hoặc công việc khác nhau gồm giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự kiểm soát…); khả năng tự cân bằng giữa cuộc sống và việc học tập.

Bà Hằng còn nhấn mạnh việc cần thiết phải hướng nghiệp cho học sinh ngay từ sớm và điều này cần được cả phụ huynh lẫn giáo viên quan tâm. Bởi việc chọn đúng ngành nghề, lối đi vào đời chính là lộ trình chứ không phải chỉ được thực hiện ở thời điểm học sinh cuối cấp.

Bà Nguyễn Minh Thùy (Quản lý chương trình quốc tế tại UTS) thông tin thêm những yếu tố mà học sinh cần trang bị để vững vàng trong xu hướng giáo dục hiện nay gồm: Khả năng tiếp thu được kiến thức nền tảng; kỹ năng mềm và tư duy xử lý thông tin, tư duy sáng tạo; đạo đức, lòng nhân ái. Phụ huynh cần ưu tiên để cùng trang bị cho con.

Được biết, từ năm 2021, Trường Quốc tế Nam Mỹ triển khai chương trình quốc tế Oxford dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 8. Chương trình được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia từ NXB ĐH Oxford dựa trên các nghiên cứu tâm lý học tích cực. Chương trình được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận “lấy niềm vui làm trung tâm của việc học” dựa trên khung chương trình chuẩn phổ thông của Anh, bao gồm 6 môn học: Sức khỏe và quản lý cảm xúc xã hội, dự án kỹ năng toàn cầu, tiếng Anh, khoa học, toán và khoa học máy tính.

Sau quá trình triển khai chương trình, bà Thùy đánh giá, đã có những kết quả tích cực trong học tập của học sinh. Ngay cả các học sinh lớp 1, sau quá trình học tập cũng đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của mình. Đó là một bước rất quan trọng đối với học sinh để khi lên các lớp lớn hơn, các em biết kiểm soát cảm xúc.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)