Tổng hợp các vấn đề về du học Úc: chọn trường, chọn ngành, điều kiện nhập học, chứng minh tài chính, chi phí, việc làm, định cư…
Trong loạt bài tổng hợp này, chúng tôi xin nêu tóm lược cách giải quyết những khó khăn mà học sinh Việt Nam thường gặp phải khi du học Úc. Các chủ đề được độc giả đặt câu hỏi nhiều nhất gồm: Chọn trường, chọn ngành phù hợp với khả năng, học lực và dễ kiếm việc làm? Không đủ điều kiện nhập học thì làm sao? Không thể chứng minh tài chính xin visa thế nào? Việc làm tại Úc có dễ dàng? Ở lại làm việc và định cư lộ trình ra sao?…sẽ lần lượt được giải đáp qua các kỳ.
1. Làm thế nào để chọn trường và ngành học phù hợp tại Úc?
Đây được coi là điểm yếu trong định hướng nghề nghiệp của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Tiêu chí đầu tiên trong việc chọn trường và ngành học là nguyện vọng và sở trường của mỗi cá nhân, định hướng việc làm sau khi ra trường. Để giúp phụ huynh và học sinh không lựa chọn theo cảm tính, xu thế xã hội, chương trình đã phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc Nhân sự Việt Nam (CPO Club) hỗ trợ miễn phí các kĩ thuật, bài kiểm tra nhằm định hướng nghề nghiệp cho du học sinh bao gồm:
– Phân tích sinh trắc học dấu vân tay nhằm kiểm tra tố chất theo khoa học
– Làm bài test năng lực tư duy
– Làm bài test kiểm tra nghề nghiệp phù hợp
– Phỏng vấn và tư vấn trực tiếp với chuyên gia nhân sự
Tiêu chí tiếp theo là mức độ dễ dàng khi xin visa. Những năm trước, việc xin visa Úc được quy định rất khắt khe. Từ ngày 24/3/2012 với những thay đổi về chính sách visa của chính phủ Úc, sinh viên có thể đi học tại 41 trường visa bậc 1, không cần chứng minh tài chính, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa. Chi tiết được nêu trong phần 2: Các điều kiện nhập học.
Nếu sinh viên mong muốn định cư tại Úc, việc lựa chọn địa điểm học rất quan trọng. Nếu địa điểm học thuộc vùng xa xôi, ít dân cư, sẽ được cộng thêm điểm để xét cấp thẻ định cư. Chi tiết về vấn đề định cư tại Úc sẽ được nêu rõ trong kỳ tiếp theo.
2. Con tôi do chưa tập trung nên học lực trung bình và chưa có tiếng Anh thì có du học Úc được không và điều kiện xin visa thế nào?
Dưới đây là các tiêu chí chung của các trường về điều kiện nhập học. Với từng trường cụ thể, sẽ có những điều chỉnh tương ứng.
– Học lực: Phần lớn các trường ở Úc đều yêu cầu học lực trung bình khá trở lên đối với tất cả các bậc học. Với những chuyên ngành đặc biệt, trường có yêu riêng với từng môn học liên quan như môn toán đối với ngành kỹ sư xây dựng, môn hóa đối với ngành dược… Với những trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện học lực của trường, vẫn có thể đựợc nhận vào học theo diện có điều kiện. Ví dụ: Chứng minh đựợc sự tiến bộ trong quá trình học tập ở Việt Nam (điểm năm sau cao hơn năm trước), tăng điều kiện về khả năng tiếng Anh hoặc làm bài test bổ sung.
– Chứng chỉ tiếng Anh: Đối với bậc đại học, điều kiện tiếng Anh là chứng chỉ IELTS 5.5 – 6.5 tùy theo chương trình học. Yêu cầu nay sẽ cao hơn đối với bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Đối với các trường thuộc nhóm xét visa bậc 1 và bậc 2, sinh viên không cần đáp ứng chứng chỉ IELTS trước khi xin visa, chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh để xác định trình độ và được phép sang Úc học tiếng Anh trước khi nhập học khóa chính.
Thời gian học tiếng Anh phụ thuộc vào kết quả bài kiểm tra. Với nhóm xét visa bậc 3 (đi học nghề), sinh viên cần có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.5 trước khi xin visa. Học sinh THPT không cần có chứng chỉ IELTS từ Việt Nam, khi sang Úc học, nhà trường sẽ có chương trình dạy tiếng Anh tùy theo trình độ. Đặc biệt với các trường THPT công lập, học phí khóa tiếng Anh được hoàn toàn miễn phí.
– Điều kiện visa: Trước đây, việc xin visa Úc rất khó khăn, với các yêu cầu về chứng minh tài chính, chứng chỉ tiếng Anh, phỏng vấn…Tuy nhiên, từ ngày 24/3/2012, việc xét visa Úc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể như sau:
Visa bậc 1: Khi đăng ký các khóa học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại 41 trường trong danh sách xét visa bậc 1, sinh viên không cần phải chứng minh nguồn gốc tài chính, chỉ cần sổ tiết kiệm, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa. Chi tiết 41 trường xem tại link: http://dantri.com.vn/c751/s751-627428/du-hoc-uc-2012-co-hoi-lon-ve-visa-khong-chung-minh-tai-chinh.htm
Visa bậc 2: Áp dụng với các trường đại học, học viện… không thuộc danh sách 41 trường đã nêu, chương trình học trung học phổ thông và một số khóa ngắn hạn. Visa bậc 2 yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc tài chính của người bảo lãnh.
Visa bậc 3: Chủ yếu áp dụng với các khóa cao đẳng, các khóa học nghề… Với bậc xét này, ngoài việc phải chứng minh nguồn gốc tài chính, sinh viên còn phải có chứng chỉ Ielts tối thiểu 4.5 khi xin visa.
Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc xét visa bậc 2, bậc 3 do không thể chứng minh nguồn gốc tài chính hoặc không đủ điều kiện tiếng Anh, sinh viên có thể thay đổi lộ trình học của mình để được thay đổi bậc xét visa. Việc thay đổi lộ trình tùy thuộc vào trường và khóa học mà sinh viên đăng ký.
Visa Úc 2012 – không chứng minh tài chính, không chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn |
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể.
– Bằng cấp: Với những trường hợp tốt nghiệp đại học, cao đẳng theo hệ tại chức hoặc liên thông thường rất băn khoăn khi nghĩ đến vấn đề đi du học. Tuy nhiên, quan điểm giáo dục mở của Úc tạo điều kiện hết sức cho sinh viên có cơ hội học tập tại đây. Bằng tại chức ở Việt Nam tương đương với bằng bán thời gian (part-time) tại Úc. Giá trị của bẳng này hoàn toàn tương đương với bằng chính quy và đựợc chấp nhận bởi hầu hết các trường ở Úc. Sinh viên có thể lựa chọn học thêm khóa chuyển đổi ngắn hạn trước khi học khóa chính để làm quen với môi trường sinh hoạt ở Úc và tạo cho mình nền tảng kiến thức vững chắc hơn. Khóa học này vẫn đươc các trường tại Úc cấp bằng và có giá trị quốc tế.
– Học chuyển tiếp: Những sinh viên đang học đại học hoặc cao đẳng tại Việt Nam, muốn học chuyển tiếp sang Úc sẽ được xét bảng điểm và mức độ phù hợp giữa 2 chuyên ngành để giảm số môn học. Đây thực sự là một thuận lợi lớn dành cho sinh viên Việt Nam khi có thể rút ngắn được thời gian học. Hơn thế nữa, trong khi số năm đại học trong nước là 4 năm thì ở Úc, du học sinh chỉ cần mất 3 năm để hoàn thành bằng cử nhân.
– Độ tuổi: Phần lớn các trường ở Úc đều không quy định độ tuổi đi học trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, mức tuổi phổ biến được chấp nhận dễ dàng tại các trường ở Úc là:
+ Học bậc THPT : < 18 tuổi
+ Học bậc Dự bị : < 19 tuổi
+ Học các chương trình khác: < 45 tuổi
Với những trường hợp đã nhiều tuổi nhưng vẫn muốn đi học, sẽ cần phải có những chứng minh hợp lý với đại sứ quán để tránh trường hợp bị nghi ngờ đi học với mục đích khác. Việc chứng minh, giải trình cần căn cứ theo hồ sơ cụ thể của học sinh.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)