Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du khách bị hành

Tạp Chí Giáo Dục

 

Trong 3 ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ bù Tết Dương lịch vừa qua, người dân ở khắp cả nước đổ xô đi du lịch, tham quan, lễ hội. Lợi dụng nhu cầu này, các dịch vụ ăn theo tha hồ đội giá, “chặt chém” vô tội vạ

“Chặt chém” nặng nhất có lẽ ở lễ hội hoa Hà Nội. Để đến được với phố hoa, du khách phải rất khổ sở mới gửi được xe với với giá “cắt cổ”: 50.000 đồng/xe máy và 200.000 đồng/ô tô. Tăng giá gấp baTrên các tuyến phố Trần Nguyên Hãn, Cầu Gỗ, Đinh Liệt, Hàng Dầu, Lò Sũ…, các bãi giữ xe tự phát mọc lên như nấm trong những ngày diễn ra lễ hội (từ ngày 30-12-2011 đến ngày 2-1-2012). Càng gần khu vực phố hoa, giá vé càng tăng, bất chấp quy định của TP. Tuy giá “khét lẹt” như trên song muốn xem hoa, người dân vẫn phải cắn răng móc hầu bao để trả, bởi nếu đôi co lập tức sẽ bị quăng xe ra giữa đường.


Không thuê được phòng khách sạn, du khách nước ngoài lang thang ở bờ hồ Xuân Hương. Ảnh: THẠCH THẢO

Các quán nước vỉa hè cũng thi nhau tăng giá trong thời gian diễn ra lễ hội hoa Hà Nội. Một ly trà đá có giá 5.000 đồng, xúc xích 15.000 đồng/cây, sữa 10.000 đồng/hộp… Khu vực vỉa hè của hồ Gươm bị biến thành khu phố ẩm thực với la liệt hàng quán, gánh hàng rong. Tại đây, một tô phở lõng bõng nước có giá trung bình 50.000 – 60.000 đồng, cao gấp 3 ngày thường. Mệt nhoài vì đi bộ, các ông bố bà mẹ không thể không cho con ăn, cũng không thể kêu ca vì biết trước tình trạng “cả năm mài dao, vài ngày chém”.  Tại Quảng Ninh, du khách cũng đổ xô đến vịnh Hạ Long trong những ngày vừa qua, không ít du khách phàn nàn về nạn “chặt chém” tại đây. Những món đồ lưu niệm ngày thường vài chục ngàn đồng/món nay bị nâng giá lên đến cả trăm ngàn đồng; thậm chí chuỗi vòng lên đến vài trăm ngàn đồng. Theo phản ánh của một hành khách, tuy có giá tour trọn gói 2 ngày lên đến gần 130 USD/người nhưng nếu tính toán kỹ thì mua tour ngủ đêm trên vịnh còn rẻ hơn ngủ trong đất liền vì được phục vụ chu đáo mà không bị các dịch vụ phát sinh làm phiền.Tại Đà Nẵng, lợi dụng nhu cầu đi nghỉ cuối tuần của người dân địa phương tăng đột biến, các hãng xe thi nhau tăng giá. Giá vé từ Đà Nẵng đi Huế ngày thường chỉ 50.000 đồng/người đã bị nhiều nhà xe đội lên 70.000 đồng/vé.Gian nan tìm nơi ăn ngủRất đông du khách từ TPHCM và các tỉnh, kể cả du khách nước ngoài, đến TP Đà Lạt nhân dịp địa phương này tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 4 năm 2012. Thế nhưng, nhiều người đã phải dở khóc dở cười khi rơi vào cảnh… “màn trời chiếu đất”.Bờ hồ Xuân Hương đã trở thành nơi du khách ngủ, nghỉ qua đêm. Rạng sáng 2-1, trong tiết trời lạnh dưới 150C, những người mất ngủ đi lại vật vờ quanh bờ hồ. Nhiều nhóm khác lại co ro bên tấm bạt mua vội hồi đầu tối hoặc bên cạnh đống lửa nhỏ vừa được nhóm lên từ những cành thông khô. Chị Nguyễn Thị Hải, một du khách đến từ tỉnh Sóc Trăng, cho biết tối 1-1, gia đình chị gồm 4 người đã phải thức trắng đêm ngoài bờ hồ Xuân Hương vì không thể tìm được phòng nghỉ. Không chỉ bị hành xác vì thiếu nơi ngủ, nghỉ, khách du lịch đến Festival Hoa Đà Lạt lần này còn bị “chặt chém” bởi giá cả ăn uống bị “thổi” lên đến chóng mặt. Một tô phở ngày thường chỉ 20.000 đồng nay tăng vọt từ 50.000 đồng trở lên. Đã vậy, muốn được ăn, du khách phải chực chờ cả giờ mới tới lượt mình. Anh Hồ Sĩ Thắng, hướng dẫn viên một đoàn khách đến từ TPHCM, nói: Do “cháy” chỗ đặt ăn, chúng tôi buộc phải đưa cả đoàn ra các quán cơm bình dân ở ngoại thành”. Ăn uống, nghỉ ngơi đã vậy, dịch vụ đi lại tại Đà Lạt những ngày diễn ra festival cũng tệ hại không kém. Các hãng taxi ở Đà Lạt đã không thể đáp ứng được nhu cầu di chuyển của du khách. Anh Đinh Văn Tùng, một du khách đến từ Phú Yên, nói: “Gọi taxi không được, chúng tôi đành phải đi bộ. Tội nhất là những phụ nữ mang giày cao gót, phải tháo giày đi chân đất”. Chiều 2-1, từng đoàn du khách đã bắt đầu rời khỏi Đà Lạt, kết thúc một chuyến du lịch đầy mệt mỏi.

Theo NHÓM PHÓNG VIÊN
(nld)

Bình luận (0)